Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Chia sẻ bởi Võ Thị Kim Thanh | Ngày 08/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

 Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ về quần thể sinh vật
 Nêu được các mối quan hệ: Hỗ trợ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được các nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó
Nội dung:
Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh
I/ - Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
1/- Quần thể sinh vật
2/- Quá trình hình thành quần thể sinh vật.
II/- Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
1/- Quan hệ hỗ trợ.
2/- Quan hệ cạnh tranh
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1:
Môi trường sống của sinh vật là gì? Nêu các loại môi trường và cho ví dụ?
Câu 2:
Ổ sinh thái là gì? Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 3:
Giải thích tại sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới đồng thời động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi . . . nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới
Quan sát hình và cho biết quần thể sinh vật là gì?
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Hãy trao đổi với người bên cạnh để lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải quần thể sinh vật
Tham khảo SGK cho biết quá trình hình thành quần thể sinh vật diễn ra như thế nào?
ĐẦU TIÊN MỘT SỐ CÁ THỂ CÙNG LOÀI PHÁT TÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG MỚI.
CHỌN LỌC TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG GiỮ LẠI NHỮNG CÁ THỂ THÍCH NGHI
CÁC CÁ THỂ GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỚI NHAU THÔNG QUA CÁC MỐI QUAN HỆ SINH THÁI VÀ DẦN DẦN HÌNH THÀNH QUẦN THỂ ỔN ĐỊNH
- Quá trình hình thành quần thể sinh vật
Quan sát hình và hoàn thành các nội dung trong bảng sau?
Nhóm 1,2 hoàn thành bảng về quan hệ hỗ trợ, nhóm 3,4 hoàn thành bảng về quan hệ cạnh tranh – Thời gian thảo luận 5 phút.
Quan hệ hỗ trợ được thể hiện qua hiệu quả nhóm. Vậy động, thực vật hoạt động theo nhóm có tác dụng gì?
- Thực vật: chống lại tác động của gió, hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường sự trao đổi chất, tăng cường khả năng chống chịu.
- Động vật: tìm mồi được nhiều hơn, chống kẻ thù hiện quả hơn, kích thích nhau đi kiếm ăn và ăn được nhiều hơn, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn hoặc chỗ trú thuận tiện.
Có mấy hình thức cạnh tranh? Nguyên nhân và kết quả của quan hệ cạnh tranh?
+ Cạnh tranh giành nguồn sống
+ cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái hoặc ngược lại.
+ Tranh giành thứ bậc
+ Nơi sống chật chội
+ Thiếu thức ăn
+ Cá thể có sức sống cao sẽ tồn tại
+ Cá thể yếu bị đào thải
+ Duy trì mật độ cá thể ở mức phù hợp
CẠNH TRANH
NGUYÊN
NHÂN
HÌNH
THỨC
KẾT
QUẢ
Câu 1:
Nói “ruộng lúa là một quần thể sinh vật” đúng hay sai? Hãy giải thích?
Ruộng lúa không phải là một quần thể. Vì trong ruộng lúa tồn tại nhiều loài sinh vật khác nhau.
Câu 2:
Tại sao nói “quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống?
Vì quan hệ hỗ trợ có các đặc điểm sau:
+ Mang lại nhiều lợi ích cho cá thể.
+ Khai thác tối ưu nguồn sống
+ Con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn
+ Trốn tránh kẻ thù tốt hơn
+ Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn
Vì quan hệ cạnh tranh có các đặc điểm sau:
+ Số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể phù hợp.
+ Cá thể khỏe sẽ sống sót, cá thể yếu bị đào thải nên thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.
 VỀ NHÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI BÀI 36 TRONG SGK TRANG 159 & 160
 ĐỌC TRƯỚC BÀI 37
Kính chúc quý thầy cô, các em học sinh
Sức khỏe-Hạnh phúc-Thành đạt!
Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý thầy cô!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Kim Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)