Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Dũng | Ngày 08/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

GVGD: NGUYỄN TUẤN DŨNG
Trường THPT Sốp Cộp
Bài 36
QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I - Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
1. Quần thể:
Quan sát H36.1 cho biết
quần thể sinh vật là gì?

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Lâý 1 vài VD về quần thể
sinh vật ?
+ Quần thể cây tre
+ Quần thể voi rừng
+ Quần thể Ong mật
+ Quần thể Kiến
Ví dụ
THẢO LUẬN NHÓM



Cá trắm cỏ trong ao
Cá rô phi đơn tính trong ao
Bèo trên mặt ao



Trả lời







*Sắp xếp
Quần thể Không thuộc quần thể
………………………. ……………………………….
………………………. ………………………………..
………………………. ………………………………..
*Giải thích
……………………………………………………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................................................................................












Sen trong đầm
Chim ở luỹ tre làng
Ốc bươu vàng ở ruộng lúa




*Quần thể
Cá trắm cỏ trong ao
- Sen trong đầm
- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa
Cá rô phi đơn tính trong ao
- bèo trên mặt ao
- Chim ở luỹ tre làng
Trả lời
* Không phải là Quần thể
*Giải thích
Cá rô phi đơn tính trong ao: Các cá thể cùng loài nhưng cùng giới tính thì không thực hiện đươch chức năng sinh sản, không được xem là quần thể.
- Bèo trên mạt ao, Chim ở luỹ tre lang: Nhóm sinh vật này bao gồm nhiều loài khác nhau, không là quần thể.
2. Quá trình hình thành quần
-Quá trình hình thành quần thể qua các giai đoạn chủ yếu sau:
+ Đầu tiên một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường mới.
+Cá thể nào thích nghi được sẽ gắn bó chặt chẽ với
nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần
dần hình thành quần thể ổn định
Tham khảo SGK cho biết
quá trình hình thành quần thể sinh vật
diễn ra như thế nào?


II – Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Quan sát H 36.2, H36.3, 36.4 sau đó điền thông tin vào bảng sau?
1. Quan hệ hỗ trợ
THẢO LUẬN NHÓM
ĐÁP ÁN
- Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẽ thù, sinh sản... Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
Quan hệ hỗ trợ là gì?
* Khái niệm:
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sot sinh sản của các cá thể.
Quan hệ hỗ trợ có ý nghĩa như thế nào đối với quần thể
* Ý Nghĩa:
2. Quan hệ cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuật hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng...hoặc con đực tranh dành nhau con cái.
Nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
Ví dụ:
- Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau, như cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
- Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú... Đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng nnhững tiếng hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản.
- Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở Thực vật.
Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó
- Các hình thức cạnh tranh
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng… giữa các cá thể trong cùng một quần thể.
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái( hoặc ngược lại) trong đàn.
- Nguyên nhân: là do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn… kết quả những cá thể khoẻ mạnh sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải, mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp
Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật? Ví dụ
- Nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật là do các cây mọc gần nhau nên thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng… khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh dành nhau ánh sáng, nước và muối khoáng
Ví dụ: + Quần thể bạch đàn.
+ Quần thể keo lá chàm

Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn?
Nguyên nhân: Do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực giành nhau con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với một lượng cá thể vừa phải trong đàn.
Hiệu quả của phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Quan hệ cạnh tranh có ý nghĩa gì đối với quần thể
Củng cố
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Các cỏ gấu cùng bãi.
B. Các con cá cùng ao.
C. Các con ong mật cùng tổ.
D. Các cây thông cùng một rừng.
Câu 2: Sự giúp đỡ nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ hỗ trợ.
C. Đấu tranh sinh tồn.
D. Quan hệ tương tác.
Câu 3: Sự cạnh tranh cùng loài ở quần thể diễn ra mạnh nhất khi:
A. Nguồn sống thiếu.
B. Có nhiều cá thể.
C. Xuất hiện kẻ thù.
D. Có thiên tai.
1
2
3
1
2
3
Chúc các Em học sinh học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)