Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Chia sẻ bởi Phạm Văn An | Ngày 08/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 36 - Tiết 39
QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An
Trường THPT Hoà Phú – Chiêm Hoá – Tuyên Quang
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể sinh vật là gì?
Quần thể chim cánh cụt
1. Khái niệm quần thể
Quần thể chim
Quần thể cây thông
Quần thể tre
Quá trình hình thành một quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:
 Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.
 Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác.
Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
1. Khái niệm quần thể
2. Quá trình hình thành quần thể
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống (lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản…) đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
Ở một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ → nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau → Cây sinh trưởng nhanh hơn, khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Động vật hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể những lợi ích nhất định: tìm mồi, chống kẻ thù.
Chim ăn đàn dễ kiếm ăn hơn đơn độc, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn hoặc nơi trú thuận tiện.
Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn
Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn
Bồ nông bắt mồi và tự vệ tốt hơn
1. Quan hệ hỗ trợ:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
2. Quan hệ cạnh tranh:
Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Cạnh tranh giành nguồn sống như: nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng,… giữa các cá thể trong cùng một quần thể.
- Các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn.
- Nguyên nhân: do nơi sống của các cá thể trong quần thể và thức ăn thiếu,…những cá thể mạnh khoẻ có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải (bị chết, bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác), mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.
Làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả của phát tán cá thể?
2. Quan hệ cạnh tranh:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú,… đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cả thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
Vậy nguyên nhân chính gây ra sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là gì?
2. Quan hệ cạnh tranh:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ:
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao → nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng… hoặc con đực tranh giành nhau con cái.
Kết quả: làm phân hoá ổ sinh thái, một số cá thể phải tách ra khỏi quần thể.
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Vậy kết quả của cạnh tranh cùng loài là gì?
Quan hệ cạnh tranh có ý nghĩa gì với quần thể?
2. Quan hệ cạnh tranh:
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ:
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1: Quan hệ hội sinh là:
A. hai loài cùng sống với nhau một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì
B. hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi
C. hai loài sống với nhau gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau
D. hai loài cùng sống với nhau gây ảnh hưởng cho các loài khác
D. hai loài cùng sống với nhau gây ảnh hưởng cho các loài khác
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc phần “Em có biết” cuối sách giáo khoa.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
Bài học hôm nay đến đây là kết thúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)