Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Chia sẻ bởi Đỗ Nguyên Hoàng | Ngày 08/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

QUẦN THỂ SINH VẬT
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Tổ 2 – Lớp 12 AV 2
Represent to you…..
Bài 36
Quần thể sinh vật
+ Các cá thể trong cùng một loài
+ Cùng sống trong một khoảng thời gian nhất định
+ Có khả năng sinh sản
+ Tạo thành những thế hệ mới.
Một số cá thể cùng loài
Phát tán
MÔI TRƯỜNG SỐNG MỚI
Những cá thể thích nghi sẽ tồn tại
Hình thành quần thể ổn định
Những cá thể không thích nghi
Bị tiêu diệt
Di cư
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ cạnh tranh
1. Quan hệ hỗ trợ

- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm
Cây sống theo nhóm
=> Có biểu hiện hiệu quả nhóm, giúp chúng chịu đựng gió bão và hạn chế thoát nước tốt hơn cây sống riêng rẽ
Hiện tượng liền rễ
Rễ mắm đan dày, xen nhau chống xói lở, xâm thực của biển vào đất liền. Lọc chất thải, giữ lại phù sa
Hiện tượng cây sống quần tụ, các rẽ nối liền nhau giúp chúng sử dụng nước và khoáng có hiệu quả. Cây liền rễ sinh sản và chịu hạn tốt hơn cây mọc riêng rẽ
Ứng dụng của quan hệ hỗ trợ ở thực vật
=> Ứng dụng của mối quan hệ hỗ trợ trong việc trồng rừng phòng hộ chắn lũ chắn cát
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn
Sư tử đi săn đơn độc
Đối với động vật….
Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ
Trâu rừng đơn lẻ dễ thành “bữa ăn nho nhỏ” của sư tử
Trâu rừng đi thành đàn đạt hiệu quả bảo vệ cao
=> Vai trò của quan hệ hỗ trợ
QUAN HỆ CẠNH TRANH
Cạnh tranh xảy ra khi nào?
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể
-->> Cạnh tranh giành nguồn sống (thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con đực tranh giành con cái, …)
Biểu hiện quan hệ cạnh tranh cùng loài
Ví dụ: khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau;
cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Ý nghĩa của cạnh tranh
Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức đồ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Bài thuyết trình của tổ 2 đến đây là kết thúc
Xin cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Nguyên Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)