Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa

Chia sẻ bởi Lý Thị Thanh | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ GIÁO
TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP 11 A1
Giáo viên : Hoàng Thị Ánh
Tổ : Sinh - Hóa
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm hoocmôn thực vật?
Kể tên một số hoocmôn.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của em về hoocmôn Auxin.
BÀI 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN, MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm phát triển
Là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả...).
2. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Sinh trưởng: Tăng chiều cao, đường kính thân
- Phát triển: Có thêm 5 lá mới + cụm hoa
Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, là hai mặt của một chu trình sống:
-Sinh trưởng là tiền đề cho sự phát triển
-Phát triển giúp hoàn thiện sinh trưởng
Ví dụ: So sánh chất lượng quả của cây cà chua bị bệnh và quả cây cà chua được chăm sóc tốt? Từ đó rút ra kết luận gì?
2. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Đối với thực vật có hoa thì ra hoa là một dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển
II. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1. Tuổi của cây
- Ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoai cảnh
Tùy vào giống, loài mà đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa
Tuổi của cây 1 năm được tính bằng số lá
Hình 36
2. Nhiệt độ thấp
- Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp.
- Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
Hoa lí thái lan
Bông tuyết
Lúa mì
3. Quang chu kỳ
- Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối, ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây
- Phân loại cây ra hoa theo quang chu kì:
Chiếu sáng
> 12h
Chiếu sáng
< 12h
Thanh long,
Lúa mì,
Dâu tây,…
Cà phê, Mía,
Thược dược,
Đào ..
Ngày ngắn và
ngày dài
Cà chua, Ngô,
Hướng dương,
Cây ngày dài: Chiếu sáng trên 12 giờ/ngày
Cây thanh long
Cây dâu tây
Cây lúa mì
Cây cà phê
Hoa thược dược
Cây mía
Cây ngày ngắn: Chiếu sáng dưới 12 giờ/ngày
Cây trung tính: Ra hoa ngày dài và ngày ngắn
Cây cà chua
Cây hướng dương
Cây ngô
A. Cây ngày ngắn
B. Cây ngày dài
Sự ra hoa ở cây ngày ngắn và cây ngày dài
* Chú ý: thời gian tối quyết định sự ra hoa
4. Phitocrom
Là sắc tố cảm nhận quang chu kì
Bản chất: Protein hấp thụ ánh sáng
Tồn tại ở 2 dạng:
+ Pđ: hấp thụ ánh sáng đỏ (660nm).
+ Pđx: hấp thụ ánh sáng đỏ xa (730nm).
- Vai trò:
+ Làm hạt nảy mầm + Làm hoa nở + Mở khí khổng
+Tham gia phản ứng quang chu kì ở thực vật
Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa rồi di chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

5. Hooc môn ra hoa (florigen)

florigen
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Dùng Hooc môn GA thúc hạt, củ nảy mầm.
III. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- Dùng Hooc môn AIA kích thích ra rễ cành giâm, cành chiết
Hoocmon Auxin/Xitokinin
- Trong công nghiệp rượu bia: Dùng Hooc môn GA để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
Gây dựng lại một số giống lan quý
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển
- Chọn cây đúng mùa vụ, theo vùng địa lí, nhập nội cây trồng
- Sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích hoặc kìm hãm sự ra hoa
- Trồng xen canh, gối vụ
- Trồng hoa trong nhà kính
* _ * MỞ RỘNG

1. Vì sao cây vải thiều đặc trưng của miền bắc khi đưa vào miền nam trồng không ra hoa, từ đó rút ra ứng dụng gì?
2. Nông dân có câu:
Đói thì ăn ráy ăn khoai
Đừng thấy lúa trổ tháng hai mà mừng
Dựa vào yếu tố nhiệt độ hãy giải thích câu ca dao trên
CỦNG CỐ
CÂU 1. Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kỳ trung tính được xác định theo:
Chiều cao của thân. B. Đường kính gốc.
C. Số lượng lá trên thân
D. Lượng hooc môn ra hoa.
Câu 2. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật là
Diệp lục b.
Phitocrom.
C. Carotenoid.
D. Diệp lục a, b và phitocrom.
Đ
CỦNG CỐ
CÂU 3. Nhóm cây nào sau đây là cây ngày dài?
Lúa mì, đại mạch, thanh long.
Thanh long, lúa, cà phê.
Hoa cúc, cà chua, khoai tây.
Hướng dương, thanh long, hoa cúc.
CÂU 4: Cây cà chua ra hoa ở lá thứ mấy?
Lá thứ 10 B. Lá thứ 12
C. Lá thứ 14 D. Lá thứ 16
Đ
Cảm ơn các thầy cô
cùng các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)