Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Chia sẻ bởi Phạm Tiến Chương | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:


CHÚC MỪNG GIÁNG SINH Lớp 12D1-2
ĐỊA LÝ 12
BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Dựa vào SGK, bản đồ sau em hãy nêu diện tích, dân số, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
Diện tích 51,5 nghìn km2.
Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước.
Gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
1. Khái quát chung
Các vùng kinh tế
1. Khái quát chung
Quan sát bản đồ sau và nêu đặc điểm vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ?
Các vùng kinh tế
 a. Vị trí địa lý
+ Cầu nối giữa ĐBSH, Tây Bắc với duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Giáp biển Đông- có khả năng phát triển kinh tế biển.
1. Khái quát chung
1. Khái quát chung
Quan sát bản đồ Tự nhiên Bắc Trung Bộ, SGK nêu những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên để phát triển KT- XH?
Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
 - b. Tự nhiên
*  Thuận lợi
+ Khoáng sản có giá trị là sắt (trữ lượng lớn nhất VN), thiếc, crômit,...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa.
+ Sông Mã, sông Cả có giá trị giao thông, thủy lợi, tiềm năng thủy điện.
+ Rừng còn khá nhiều (chỉ đứng sau Tây Nguyên)
+ Vùng gò đồi có diện tích khá lớn.
+ Ven biển có khả năng phát triển ngư nghiệp
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng, có di sản thiên nhiên thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng).
1. Khái quát chung
Phong Nha – Kẻ Bàng
 - b. Tự nhiên
*  Thuận lợi
+ Khoáng sản có giá trị là sắt (1VN), thiếc, crômit,...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa.
+ Sông Mã, sông Cả có giá trị giao thông, thủy lợi, tiềm năng thủy điện.
+ Diện tích rừng còn khá nhiều (chỉ đứng sau Tây Nguyên)
+ Vùng gò đồi có diện tích khá lớn.
+ Ven biển có khả năng phát triển ngư nghiệp
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng, có di sản thiên nhiên thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng).
*  Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, hạn hán, cát bay, lũ lụt...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất kém màu mỡ.
1. Khái quát chung
- Dân cư – lao động: Dân số khá đông, giàu kinh nghiệm phòng chống thiên tai, mức sống thấp, chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua vùng (quốc lộ 1A, đường HCM, đường sắt Xuyên Việt).
- Một số di sản thế giới (cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế).
 - Điều kiện kinh tế -xã hội
Khu di tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An
Cố Đô Huế
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
 a. Lý do, ý nghĩa
Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
Dựa vào H35.1 và bản đồ Tự nhiên vùng BTB, giải thích tại sao vùng này phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư - nghiệp?
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
 Lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có núi đồi, đồng bằng và biển.
-  Lý do:
 a. Lý do, ý nghĩa
Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
Dựa vào lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng BTB, nêu ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng này?
Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
 Ý nghĩa:
+  Góp phần tạo ra cơ cấu nghành, tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian
+  Phát huy thế mạnh sẵn có của vùng để thực hiện CNH-HĐH.
Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
a. Lý do, ý nghĩa
Thảo luận theo
nhóm (5 phút)

b. Hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp
Quan sát H35.1, H35.2; SGK và bảng số liệu sau; em hãy thảo luận, điền kết quả vào bảng sau:
Bảng Cơ cấu sản lượng lúa, trâu, bò, thủy sản phân theo vùng ở nước ta, năm 2005 Đơn vị: %
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
b. Hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp
Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
b. Hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp
Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của BTB
2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
b. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
Tiềm năng
Thực trạng
Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
Khai thác tổng hợp thế mạnh về nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
 Diện tích rừng: 2,46 tr ha, độ che phủ 47,8% xếp sau Tây Nguyên; rừng sản xuất: 34%.
 Có hàng loạt các lâm trường khai thác, tu bổ, bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng.
 Miền gò đồi có diện tích tương đối lớn, rải rác có đất badan.
 Các đồng bằng: đất cát pha
-  Gò đồi: nuôi trâu, bò, trồng cây công nghiệp dài ngày: cao su, tiêu, cà phê.
-  Đồng bằng: trồng cây CN ngắn ngày, lúa nước, chăn nuôi lợn, gia cầm
-  Ven biển: trồng cói
-  Nhiều gỗ quý, lâm sản, chim thú có giá trị.
 Tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
 Ven biển có diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
 Chủ yếu là đánh bắt gần bờ.
 Nuôi trồng thủy sản đang phát triển khá mạnh.
3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa
 Tình hình phát triển:
+Cơ sở phát triển:









nguồn khoáng sản; nguyên liệu nông, lâm,
thủy sản; lao động khá đông, giá nhân công rẻ.
+  Hiện trạng:
. Chủ yếu các ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực – thực phẩm.
. Các trung tâm CN : Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Huế
. Thiếu nhiên liệu và năng lượng tại chỗ, một số khoáng sản còn ở dạng tiềm năng, cơ cấu công nghiệp chưa định hình.
-  Định hướng phát triển: ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng.
Để phát triển công nghiệp, vùng BTB có những điều kiện gì?
Dựa vào H35.2 em hãy kể tên các ngành CN trọng điểm, các TTCN ở BTB?
Hướng giải quyết vấn đề năng lượng
Thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An
Sử dụng điện từ đường dây 500KV
Hình ảnh khu liên hợp thép Hà Tĩnh và cảng Vũng Áng
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
 b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải
+  Nâng cấp các tuyến Bắc – Nam (quốc lộ 1, đường sắt thống Nhất), xây dựng đường HCM, phát triển các tuyến Đông – Tây.
+  Xây dựng, hoàn thiện các cảng nước sâu (Nghi Sơn, Chân Mây,...); nâng cấp các sân bay (Phú Bài, Vinh, Đồng Hới).
Dựa vào SGK, hãy nêu thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ?
Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1. Di sản văn hóa thế giới của vùng được UNESCO công nhận năm 1993 là
A. Phong Nha – Kẻ Bàng. B. di tích Mỹ Sơn.
C. Cố đô Huế. D. phố cổ Hội An.
Câu 2. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
chăn nuôi gia cầm. B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. trồng lúa nước. D. phát triển cây thực phẩm.
CỦNG CỐ
Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 3. Để phát huy thế mạnh công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng cần giải quyết là
điều tra, quy hoạch các mỏ quặng đã có.
phát triển giáo dục, đào tạo
thu hút đầu tư nước ngoài.
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.
CỦNG CỐ
Câu 4. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ là
bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng ven biển. phòng cháy rừng.
xây đê, kè chắn sóng.
xây hồ chứa nước để chống khô hạn.
phòng cháy rừng.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại bài học, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 36. Vấn đề phát triển KT – XH ở duyên hải Nam Trung Bộ. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn để phát triển KT- XH ở duyên hải Nam Trung Bộ, chứng minh vùng này có thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế biển.

CHÚC CÁC EM LUÔN MẠNH KHỎE , HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tiến Chương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)