Bài 35. Từ trường Trái Đất

Chia sẻ bởi Phạm Tùng Lâm | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Từ trường Trái Đất thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Chu trình từ trễ là gì? Hãy kể một vài ứng dụng của nam châm điện và nam châm vĩnh cữu.
Cực Quang
Trên con thuyền này có một thiết bị giúp xác định hướng đó là la bàn, nó hoạt động được là giờ có một nam châm khổng lồ khác, nam châm khổng lồ đó là gì?
Chim di trú
Cá hồi
BÀI 35. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
Trái đất là một nam châm khổng lồ:
Có các đường sức từ.
Và các đường sức từ nằm trên mặt đất được gọi là các kinh tuyến từ
1.Độ từ thiên. Độ từ khuynh
Câu hỏi: Các đường kinh tuến từ này có trung với các đường kinh tuyến địa lý không?
Từ thế cuối thế kỷ XV, người ta đã biết rằng kim la bàn không chỉ đúng, mà lệch khỏi phương bắc-nam địa lí.
a) Độ từ thiên: Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí gọi là độ từ thiên (hay góc từ thiên), kí hiệu là D.
Mỗi nơi khác nhau trên trái đất thì có độ từ thiên khác nhau, có nơi kim la bàn lệch sang phía Đông có nơi thì bị lệch sang phía Tây.
Quy ước:+Cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông là độ từ thiên dương
+Cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Tây là độ từ thiên âm
Ví dụ: Vinh(Nghệ An) có D = -0o12’
Cao Bằng có D = 0o37’
Đảo Greenland có D= 60o
La bàn từ thiên
b) Độ từ khuynh
Nhận xét cấu tạo của la bàn và cách đặt la bàn?
+Cấu tạo: Kim nam châm nhỏ quay tự do quanh trục đi qua trọng tâm
+Cách đặt: Đặt sao cho mặt phằng chứa kim thẳng góc với mặt đất.
La bàn từ khuynh
Khái niệm độ từ khuynh: Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh( hay góc từ khuynh), kí hiệu là I
Quy ước: +Ở Bắc bán cầu, cực Bắc của kim nam châm nằm ở phía dưới mặt phẳng nằm ngang quy ước là đọ từ khuynh dương.
+ Ở Nam bán cầu, cực Bắc của kim nam châm nằm ở phía trên mặt phẳng nằm ngang quy ước là đọ từ khuynh âm.
Ví dụ: Cà Mau có I = 0
Vĩnh Linh(Quảng Trị) có
I= +18o22’
2. Các từ cực của trái đất:
Quan sát chiều của các đường sức từ trên hình và nhận xét:
+Từ cực bắc của trái đất là cực địa lí nào?
+Từ cực nam của trái đất là cực địa lí nào?

Từ cực nam
Từ cực bắc
3. Bão từ
Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trờitác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ) cũng có hiện tượng tương tự
Mặt trời đang bùng nổ
Hiện tượng cực quang: mặt trời luôn phóng vào vũ trụ một khối lượng khổng lồ các hạt mang năng lượng, Nhưng trái đất đã may mắn được từ trường bảo vệ, ngoại trừ ở cực Bắc và cực Nam. Nơi đó thì tấm chắn bảo vệ có thể bị xuyên qua được. Ở đây các hạt năng lượng cao của gió mặt trời có thể xâm nhập vào vùng khí quyển trên cùng và làm nó phát sáng. Những dải, vòng cung hoặc băng ánh sáng xuất hiện trên trờ.

Thỉnh thoảng cực quang có thể được nhìn thấy ở miền Bắc nước Đức. Thông thường hơn người ta có thể quan sát cực quang ở vùng cao phía Bắc như Alaska, Canada hay Bắc Scandinavia
Người ta nghĩ rằng hình như cở thể cá hồi và chim di trú có những bộ phận giúp chúng định hướng trong từ trường trái đất (đây chỉ là giả thiết)
Chim di trú
Cá hồi
Bài tập vận dụng:
Câu 4.43: Một đoạn dây dài 46 m của đường dây tải điện được đặt nằm ngang theo hướng Đông- Tây. Lực mà từ trường Trái đát tác dụng lên dây có phương thẳng đứng, hướng xuống dưới và có độ lớn 0,058N. Từ trường Trái Đất là 3,2 10-5T và song song với mặt đất . Hỏi cường độ và chiều của dòng điện trong dây dẫn?
BTVN: BT trong SgK
Câu 4.42; 4.58 ở SBT
1.Độ từ thiên. Độ từ khuynh
2. Các từ cực của trái đất:
3. Bão từ
4.Bài tập vận dụng
BÀI 35. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tùng Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)