Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Chia sẻ bởi Doan Giang | Ngày 08/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề sinh học
Tổ 1 - Lớp 11 Sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai
Chuyên đề sinh học
Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường và các nhân tố sinh thái
Nội dung chính
* Phần I: Lí thuyết

* Phần II:Bài tập

* Phần III: Ứng dụng và kiến thức mở rộng

PHẦN I: LÍ THUYẾT.
I. Khái niệm và chức năng của môi trường
1. Khái niệm
*Khái niệm: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật, là nơi sống của các sinh vật khác (Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật).
* Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường chính) như sau :
- Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật.
- Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.
- Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất.
- Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người,
2. Các chức năng cơ bản của môi trường
Thuỷ vực.
a, Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật (habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...
Ao hồ là môi trường sinh sống của tôm, cá, thực vật thuỷ sinh…
b, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản.
- Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất...
b, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Mỏ than. Tôm (thức ăn).
c, Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống.
Phế thải.
c, Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống.
Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
+ Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố).
+ Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá).
+ Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
d, Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Núi lửa. Sóng thần.
d, Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
+ Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
+ Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
e, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
II Nhân tố sinh thái
1. Định nghĩa.
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố vô sinh, hữu sinh, con người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
2. Phân loại
 - Nhân tố vô sinh: bao gồm các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
 - Nhân tố hữu sinh: bao gồm các tác động của sinh vật lên sinh vật.
- Nhân tố con người: bao gồm tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh...)
a, Nhân tố vô sinh.
Nhiệt độ và ánh sáng là các nhân tố vô sinh
b, Nhân tố hữu sinh
Nấm là một trong các nhân tố hữu sinh
c, Yếu tố con người
 3. Vai trò
Sơ đồ về các yếu tố sinh thái trong môi trường sống thường xuyên tác động lên đời sống của thỏ
II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
Về mặt số lượng, người ta chia những tác động của các yếu tố sinh thái thành các bậc:
+ Bậc tối thiểu (minimum): nếu yếu tố sinh thái đó thấp hơn nữa thì sẽ gây tử vong cho sinh vật.
+ Bậc tối ưu (optimum): tại điều kiện này hoạt động của sinh vật đạt tối ưu.
+ Bậc tối cao (maximum): nếu yếu tố sinh thái đó cao hơn nữa thì sẽ gây tử vong cho sinh vật.
II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
Giới hạn sinh thái
1. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh.
Trong nhóm các yếu tố sinh thái vô sinh của môi trường thì nhóm yếu tố khí hậu là quan trọng nhất.
Các yếu tố khí hậu có ý nghĩa sinh thái quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.
a, Nhiệt độ.
Vùng sa mạc (nhiệt đới)
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật:
Nhiệt độ có ảnh hưởng của đến quá trình sống thực vật. Trong những giai đoạn phát triển cá thể khác nhau, nhu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Chẳng hạn như ở giai đoạn nảy mầm, hạt cần nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả. Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi ở các bộ phận của thực vật không giống nhau. Lá là cơ quan tiếp xúc nhiều và trực tiếp với không khí, do đó chịu đựng được sự thay đổi về nhiệt độ thấp.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật:
Hoa đá nảy mầm khi đủ điều kiện về nhiệt độ
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật:
Hoa lí thái lan chỉ ra hoa vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp trong vài ngày
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật:
Lá rụng vào mùa đông để tránh sự thoát hơi nước và nước đóng băng trong tế bào
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật:
Cây mùa đông. Cây sắn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Thằn lằn (động vật biến nhiệt) và chim (động vật hằng nhiệt)
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh sản của rùa
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Ếch có tập tính ngủ đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Chim di cư khi mùa đông về
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Tập trung thành đàn đông đúc khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Sự lột xác của côn trùng phụ thuộc vào nhiệt độ
b, Độ ẩm và nước
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với động vật.
Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh sản, tập tính, cấu tạo, giải phẫu cơ thể… của động vật

Ảnh hưởng của nước đến thực vật
Các cây họ Dứa có lá mọng nước thuộc nhóm cây hạn sinh
Ảnh hưởng của nước đến thực vật
Cây tre mini thuộc nhóm cây trung sinh
Ảnh hưởng của nước đến thực vật
Cây hoa súng thuộc nhóm cây ẩm sinh
Ảnh hưởng của nước đến thực vật
Các cây thuộc họ Đước - Rhizophoraceae có nhiều đặc điểm thích nghi về cấu trúc và chức năng để sống trong môi trường lầy, mặn, thiếu oxy. Chúng có rễ hô hấp hoặc các lỗ vỏ, có rễ chống hoặc rễ bạnh, có tuyến tiết muối và về sinh sản có hiện tượng thai sinh (cây con sinh ra trên cây mẹ,).
Ảnh hưởng của nước đến động vật
Cá đầu búa là động vật ẩm sinh
Ảnh hưởng của nước đến động vật
Lạc đà là động vật hạn sinh
Ảnh hưởng của nước đến động vật
Mèo là động vật trung sinh
Ảnh hưởng của nước đến động vật
ở độ ẩm tương đối 70% tốc độ chín sinh dục và sinh sản của loài châu chấu Locusta migratoria, một loài côn trùng gây tổn hại kinh tế cho nhiều nước.
c, Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng đến thực vật
Tính hướng ánh sáng của cây.

Ánh sáng có ảnh hưởng đến thực vật
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân tầng và sắp xếp của tán lá trên cây
Ánh sáng có ảnh hưởng đến thực vật
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa
Ánh sáng có ảnh hưởng đến thực vật
Cây bạch đàn (ưa sáng). Cây ráy (chịu bóng).
Ánh sáng có ảnh hưởng đến động vật
Dơi ưa hoạt động về đêm còn ong hoạt động về ban ngày
Ánh sáng có ảnh hưởng đến động vật
Thời gian chiếu sáng cực đại trong ngày còn làm thay đổi mùa đẻ của cá hồi
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự thích nghi của động vật
2.Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh
a, Quan hệ cùng loài:
- Quần tụ
- Cách li
b, Quan hệ khác loài:
- Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ đối địch
a, Quan hệ cùng loài:
Quần tụ: các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió, chống mất nước tốt hơn, quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn...
a, Quan hệ cùng loài:
Cách li: là làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn khi mật độ quần thể tăng quá mức cho phép, gây ra sự cạnh tranh, một số cá thể động vật phải tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới.
b, Quan hệ khác loài
Phong lan lừa ong đực (loài ong bắp cày Lissopimpla excelsa) xuất tinh để giúp chúng phát tán hạt giống của chính mình
b, Quan hệ khác loài
San hô cộng sinh với Tảo
b, Quan hệ khác loài
Loài ong marmalade hoverfly trên một đóa hoa xương rồng Crassula.

Loài ong Grint Hornet hút nhụy hoa Schlumbergera.
b, Quan hệ khác loài
Cảnh cộng sinh giữa chú dơi mũi dài loại nhỏ sà xuống một bông hoa xương rồng. Chú dơi tìm các dưỡng chất trong bông hoa xương rồng để sống và đồng thời cũng giúp cho hoa xương rồng thụ phấn thành hạt để sau đó cho ra những cây xương rồng con.
b, Quan hệ khác loài
Động vật ăn động vật
b, Quan hệ khác loài
Họ Nắp ấm (Thực vật ăn động vật)
b, Quan hệ khác loài
Dây tơ hồng kí sinh trên cây khác
V. Quy luật sinh thái
1. Quy luật giới hạn sinh thái Shelford (1911, 1972): Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái.
2. Quy luật tác động không đồng đều: Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên một chức phận sống của cơ thể. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau và lên cùng một chức phận sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
V. Quy luật sinh thái
3. Quy luật tác động tổng hợp:Tác động của các nhân tố sinh thái sẽ tạo ra một tác động tổng hợp lên cơ thể sinh vật. Ví dụ, ở các cây trồng, năng suất thu hoạch của chúng phụ thuộc vào sự tác động của hàng loạt các nhân tố sinh thái: ánh sáng, hàm lượng các chất mùn, mức phân huỷ của các vi sinh vật trong đất, sự cạnh tranh với cỏ dại, các sâu bệnh phá hoại mùa màng…
V. Quy luật sinh thái
4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường: Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật làm cho sinh vật không ngừng biến đổi tạo nên các thường biến hoặc những biến dị đột biến. Ngược lại, sinh vật cũng tác động vào môi trường làm cải biến môi trường như thay đổi thành phần, cấu tạo của đất, thành phần các loài trong môi trường…

V. Quy luật sinh thái
5. Quy luật tác động đồng thời: Các yếu tố sinh thái tác động đồng thời lên các sinh vật, sự tác động tổ hợp trong nhiều trường hợp không giống như các tác động riêng lẻ.
6. Quy luật tối thiểu: để sống và chống chịu trong những điều kiện cụ thể, sinh vật phải có những chất cần thiết để tăng trưởng và sinh sản.
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
Nơi ở là địa điểm cư trú hay nơi thưòng gặp của loài, còn ổ sinh thái chỉ ra một không gian sinh thái (hay không gian đa diện) mà ở đó có tất cả các điều kiện quy định sự tồn tại và phát triển của loài.
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
Ao là nơi sống của cá, tôm, ốc, cua,…
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
Trên một tán cây có nhiều loài chim cư ngụ. Chúng sinh sống ở đây là vì mỗi một loài có một ổ sinh thái riêng: loài ăn hạt, loài ăn mật, loài hút sâu bọ, loài ăn thịt…
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
Một số đặc điểm hình thái mỏ chim chứng tỏ sự thích nghi với ổ sinh thái khác nhau mặc dù cùng nơi ở.
VI. Nơi ở và ổ sinh thái
Mỗi loài đặc trưng bởi ổ sinh thái, giữa 2 ổ sinh thái vẫn có phần trùng lên chứng tỏ các loài qua quá trình chọn lcọ tự nhiên lâu dài có phổ sinh thái rộng (không có thức ăn kích thước lớn vẫn có cá thể với thức ăn kích thước nhỏ nhưng trong giới hạn sinh thái Quần thể loài vẫn tồn tại
PHẦN II: BÀI TẬP.
1. Ngoài nhân tố ánh sáng, yếu tố nào sau đây có tác dụng đến hiện tượng hoá nhộng và ngủ đông của sâu ở Hà Nội?
A. Vật ăn thịt
B. Độ ẩm không khí
C. Thức ăn
D. Sự phát triển của chim ăn sâu
C.
2. Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa?
A. Ngủ đông của động vật biến nhiệt
B. Sự di trú của một số loài chim
C. Sự hoá nhộng của sâu sòi ở Hà Nội
D. Tất cả đều đúng

D.
3. Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là:
A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối trong ngày
B. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm
C. Do cấu tạo của cơ thể thích nghi với hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm
D. Do tính di truyền của loài quy định
A
4. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Lá của một số cây họ đậu xếp là lúc hoàng hôn và mở ra lúc sáng sớm
B. Cây vùng ôn đời rụng lá vào mùa đông
C. Cây trinh nữ xếp lá khi có vật đụng vào
D. Dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm

C.
5. Nhịp sinh học là:
A. Sự thay đổi về tập tính của động vật
B. Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo cơ thể theo tác động môi trường
C. Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường
D. Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường
C.
6. Loài động vật nào sau đây có khả năng làm thay đổi màu sắc cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống?
A. Cắc ké
B. Tê tê
C. Chuột chũi
D. Đà điểu
A.
7. Trong các dạng quan hệ sau ,dạng quan hệ nào là hội sinh?
1.Hải quì-tôm kí cư
2.Nấm-vi khuẩn
3.Cá ép-rùa biển
4.Chim sáo-trâu
A. 1,2
B. 3
C. 3,2
D. 4,2
A.
8. Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là:
A. Nhiệt độ
B. Môi trường
C. Di truyền
D. Di truyền và môi trường
D.
Phần III: Ứng dụng và kiến thức mở rộng
Dùng chó để săn chuột, bảo vệ mùa màng
Rắn mai gầm
Ngày 9/2, Vườn Quôc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một loài rắn mai gầm (có tên khoa học là Calamaria) mới tại vùng núi đá vôi thuộc Vườn QGPN-KB.
Theo mô tả ban đầu của các nhà khoa học thì rắn mai gầm mới này có đặc điểm màu nâu đen, thân sáng lấp lánh với bốn dãi viền zích zắc màu vàng nhạt, ở lưng và phần cuối đuôi màu sáng….


Loài thằn lằn mới phát hiện tại miền Trung Việt Nam và Nam Lào. (Ảnh: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật VN/SGGP)
Nấm pín lưới có tên khoa học Dictyophora indusiata thuộc họ Fisch, được dùng làm thực phẩm quí ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. ở Trung Quốc, loài nấm này được nuôi trồng khá phổ biến và sử dụng làm dược liệu.
Trong khi đó, ở VN, hiện tượng nấm phát quang vốn được coi là một thứ “ma trơi” và đôi khi được dùng đánh dấu trong đêm tối. Loài nấm phát quang mới được TS Thám và nghệ sĩ Vũ Mạnh Tư, Hội Điện ảnh TP.HCM, phát hiện tại khu vực thác Trời, rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai.


Nấm pín lưới - Dictyophora indusiata, một loại nấm phát quang
Mèo đuổi gấu lên cây
Ngày 4-6 một con gấu đen, nặng khoảng 150kg lang thang vào vùng dân cư West Milford, New Jersey và đã bị một con mèo nặng 7kg tấn công và phải bỏ chạy trèo lên một cây gần đó. Sau khi cố thủ trên cây trong 15 phút, con gấu tiếp tục bị con mèo đuổi sang một cây khác.
Cuối cùng người chủ của con mèo tên Jack này đã gọi chiến binh này vào nhà, và con gấu đã không bỏ lỡ cơ hội bỏ chạy mất.
"Jack ghét bất kỳ ai xâm phạm khu vườn của nó" - người chủ cố gắng phân trần với phóng viên báo New Jersey Star Ledger.


Một thế giới các giống vật mới được khám phá tại Indonesia
Con kanguru lông vàng sống trên cây không phải là sinh vật duy nhất mới được các nhà khoa học Australia, Mỹ và Indonesia tìm thấy tại đảo New Guinea.





Sứa khổng lồ tấn công Nhật Bản
Dùng hai tay, một thợ lặn đang gắn một thiết bị theo dõi vào một con sứa khống lồ tại bờ biển Nhật Bản, ngày 4-10-2006.
Kể từ mùa hè năm trước, một loài sứa lớn (to đến 2m và nặng đến 200kg) đã tràn vào biển Nhật Bản, tạo ra khủng hoảng cho ngành đánh bắt cá ở đây.
Các ngư dân cho biết các con sứa này đã làm lưới mắc kẹt và tiêm nọc độc vào các con cá mắc trong lưới
Trăn nuốt cừu
15-9-2006. Cứu hỏa tại Kampung Jabor (Malaysia) đã được gọi tới để giải cứu một con trăn đang bị bội thực. Nó đã quấn và nuốt gọn một con cừu cái đang có chửa và không thể di động nổi nữa vì con mồi quá lớn.
Khi bị bắt, con trăn đã vật lộn chống trả và điều đó vô tình làm nó nhè con cừu đã chết ra khỏi hệ tiêu hóa của nó và làm con trăn trở lại bình thường.
Hy vọng đây là bài học nhớ đời cho con trăn. Sau này nó sẽ suy nghĩ kỹ càng trước khi ăn một cái gì đó quá to.

Ảnh chụp X Quang: Người ngoài hành tinh trong bụng vịt ?
Trong khi chụp X Quang để chữa bệnh cho một con vịt bị gãy cánh tại Fairfield, California, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy trong hình chụp tại bụng con vịt có một hình giống như cái đầu của người ngoài hành tinh (xem phía dưới của ảnh).
Sau đó họ kiểm tra bụng con vịt và thấy chỉ có thóc trong đó. Họ cho rằng một sự ngẫu nhiên đã sắp xếp các hạt thóc trong bụng vịt đã tạo ra hình này.


Đôi mắt cũng là “cửa sổ tâm hồn” ở loài chim
Ở con người, đôi mắt được xem như là “cửa sổ tâm hồn”, truyền đạt rất nhiều cảm xúc và ý định. Một cuộc nghiên cứu mới đây lần đầu tiên chứng minh được rằng loài chim cũng đáp lại cái nhìn của con người. 
Các loài thú ăn thịt hay nhìn vào con mồi của chúng khi chúng tấn công, vì vậy mà cái nhìn chằm chằm trực tiếp có thể tiên đoán được nguy hiểm sắp đến. Julia Carter – sinh viên học bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Bristol – và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện các thí nghiệm cho thấy loài chim sáo đá luôn tránh xa dĩa thức ăn của chúng nếu có người nào nhìn vào cái dĩa đó. Tuy nhiên, nếu một người nào đó tiến đến gần mà ánh mắt của họ hướng sang hướng khác thì những con chim này sẽ tiếp tục ăn và ăn thêm nhiều thức ăn hơn nữa.
Những hình ảnh vui về thế giới tự nhiên.
Chú chim gõ kiến Gila: "Ở đây đố ai bắt được ta ..."
Chim ưng con đuôi đỏ (Red tailed hawk) nói với chim mẹ:
"Nhà mình có cây xương rồng lớn ghê ..."
Chim cú Western Screech Owl: "Ở đây mình dễ quan sát thiên hạ ..."
Buổi tiệc thịnh soạn cho đôi bồ câu cánh trắng (White - winged Doves)
Một chú mèo đưa mũi ngửi hai đóa hoa xương rồng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doan Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)