Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hân | Ngày 08/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Phần 7.
SINH THÁI HỌC
MÔI TRƯỜNG SỐNG

CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Bài 35.
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Môi trường sống
bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng dến sự tồn tại, sinh trưởng phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
2. Các loại môi trường sống
1. Môi trường trên cạn.
2. Môi trường nước.
3. Môi trường đất.
4. Môi trường sinh vật.
3. Nhân tố sinh thái
là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
- Nhân tố vô sinh.
- Nhân tố hữu sinh.
- Nhân tố con người.
4. Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là mối quan hệ qua lại:
Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI
VÀ Ổ SINH THÁI
1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu với hoạt động sống của sinh vật
- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.
Hạn hán
Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
2. Ổ sinh thái
Ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài chim A và B
Các ổ sinh thái
Ổ sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới
Ổ SINH THÁI CỦA HAI LOÀI A VÀ B
Phần 7. SINH THÁI HỌC
III. SỰ THÍCH NGHI
CỦA SINH VẬT
VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
a. Ở thực vật:
- Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phãu và hoạt động sinh lý của chúng.
- Người ta chia thực vật thành các nhóm cây: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
















CÁC TẦNG CÂY
TRONG RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI
(Phân chia theo khả năng chịu sáng )
Cỏ tranh (ưa sáng, chịu hạn)
Cây Phi lao (ưa sáng)
Cây xà cừ (ưa sáng)
Cây Bạch đàn ưa sáng có lá mọc rũ xiên.
Cây chò chỉ
(ưa sáng)
Cây chò nâu
Cây xương rồng chịu khô hạn
Cây cà phê (ưa bóng)
Trầu bà
Thài lài tía
Cây Bán hạ (ưa bóng)
Cây Dầu rái Cây Ràng Ràng
(chịu bóng)
Cây Lim (ưa bóng)
Rau má (ưa bóng)
Rêu (ưa bóng, ưa ẩm)
Tảo Ulva (thủy sinh)
Rong đuôi chồn
Cây bắt ruồi
Cây ưa ẩm :
* Cây vạn niên thanh ( trầu không, ráy, bóng nước, thài lài,...) sống nơi đất ẩm ướt như dưới tán cây to trong rừng hoặc bên cạnh tường nhà ít ánh nắng .
* Cây có lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước chủ yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng và nóng quá cây thoát hơi nước rất nhanh nên bị héo.
Cây chịu hạn:
* Cây xương rồng có lá tiêu giảm hoặc biến thành gai.Thân cây có nhiều tế bào chứa nước. Gặp khi trời mưa, cây tích lũy một lượng nước lớn trong cơ thể.
* Khi khô hạn lâu, hoặt động sinh lý của cây yếu: ban ngày, lỗ khí đóng lại hạn chế thoát hơi nước, nhờ đó cây tồn tại được lâu dài trên vùng đất khô cằn hoặc vùng đất cát khô.
b. Ở động vật:
Động vật có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng.
Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng đinh hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh.
Có hai nhóm động vật khác nhau: nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật hoạt động ban đêm (trong bóng tối).
* Nhóm động vật ưa sáng là những loài chịu được giới hạn rộng về độ dài sóng, cường độ và thời gian chiếu sáng.
* Nhóm động vật ưa tối là những loài chỉ có thể chịu được giới hạn ánh sáng hẹp, bao gồm những động vật hoạt động về đêm, sống trong hang, trong đất hay ở đáy biển.
* Cường độ thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật.
Chuột chũi (ưa tối)
Chim cú (ưa tối)
Đom đóm (hoạt động vào ban đêm)
Dơi hoạt động vào ban đêm
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lý của cơ thể và tập tính lẩn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.
Chim Đà điểu (chịu nóng)
Lạc đà
(chịu nóng)
Chó Bắc cực (chịu lạnh)
Gấu Bắc cực (chịu lạnh)
Sự thích nghi của động và thực vật với các nhân tố môi trường để nâng cao mức sống sót, mức sinh sản và khả năng phát tán nòi giống
a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Bergman)
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
Ví dụ: voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấu ở vùng nhiệt đới. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn, có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
Thỏ vùng ôn đới có tai nhỏ hơn thỏ vùng nhiệt đới
Gấu đực Bắc cực nặng 800kg dài 2,4m đến 2,6m
Gấu trúc
Gấu chó
b. Quy tắc về kích thước các bộ phận chi, tai, đuôi,… của cơ thể (quy tắc Allen)
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi,… thường bé hơn tai, đuôi, chi,… của động vật ở vùng nóng.
Ví dụ: thỏ ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.
TÓM LẠI
Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỷ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm – (tỷ số S/V giảm), góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

MỘT SỐ

ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
Ở SINH VẬT
Nguy trang
Hòa lẫn
Báo hiệu
Ngụy trang
Hoà lẫn với môi trường
Thụ phấn nhờ côn trùng
Cây phát tán nhờ gió
Cây mọc ở môi trường đất nghèo NO3
Thực vật sống trong nước có những đặc điểm khác với thực vật sống trên cạn:
* Các loài rong đuôi chồn, trang, súng, . trên cơ thể không có lỗ khí�, không khí hòa tan thấm qua bề mặt cơ thể. Cơ thể có các khoảng trống chứa khí.
* Lá cây nổi trên mặt nước như lá súng chỉ có một m?t lá phía trên tiếp xúc với không khí có lỗ khí, còn mặt lá phía dưới tiếp xúc với nước không có lỗ khí.
Sen, súng thích nghi với đời sống dưới nước
* Thực vật thủy sinh chủ yếu phân bố ở các lớp nước bề mặt là do ánh sáng được phân bố theo các lớp nước nông sâu, tùy theo độ dài sóng khác nhau của từng tia sáng.
* Tia sáng đỏ phân bố ở lớp trên cùng, rồi đến tia sáng da cam, vàng, lục, lam. Tia xanh lục xuống sâu hơn, sau đó là xanh da trời và cuối cùng là tia xanh tím. Sự phân bố không đồng đều của các tia sáng là nguyên nhân tạo ra sự phân bố khác nhau theo chiều sâu lớp nước của các loài thực vật thủy sinh.
* Phần lớn thực vật thủy sinh phân bố ở lớp nước bề mặt vì chúng hấp thu tia sáng đỏ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)