Bài 35. Không khí cần cho sự cháy

Chia sẻ bởi Vũ Đoàn Khánh Linh | Ngày 11/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Không khí cần cho sự cháy thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận Gò Vấp.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HOÀN
KHOA HỌC - 4
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Hiền
Năm học 2009-2010
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
- Triển lãm “Tháp dinh dưỡng cân đối”.
- Triển lãm tranh cổ động “ Bảo vệ môi trường nước” và tranh “ Bảo vệ mội trường không khí”.
Bài cũ
Bài mới
Không khí cần cho sự cháy
Hoạt động khởi động
Không khí có ở đâu ?
+ Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
Không khí có những tính chất gì ?
+ Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, khong có hình dạng nhất định.
Hoạt động khởi động
3. Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ?
+ Không khí có chứa ô-xi duy trì sự cháy.
+ Không khí dùng để làm căng bánh xe ô tô, xe máy, xe đạp.
+ Không khí dùng để làm căng bóng bay, phao bơi, …
Tìm hiểu vai trò của oxi đối với sự cháy
Hoạt động 1
Tìm hiểu vai trò của oxi đối với sự cháy
Hoạt động 1
Bước 1 : Đọc các mục thực hành, thí nghiệm ở SGK và đem đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị (hình 1, hình 2 trang 70 ).
Bước 2 : Làm thí nghiệm theo nhóm.
Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày và giải thích kết quả.
Đại diện nhóm trình bày :
1.Trong lọ thủy tinh chứa gì?
+ Không khí.
2.Lọ nào chứa nhiều không khí hơn?
+ Lọ to chứa nhiều không khí hơn.
3.Nến trong lọ nào cháy lâu hơn?
+ Nến trong lọ to cháy lâu hơn.
4.Vì sao cây nến trong lọ to cháy lâu hơn?
+ Vì lọ to chứa nhiều không khí hơn.
Kết quả của các nhóm :
Kết luận
Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
Hay nói cách khác: không khí có ô- xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
Hoạt động 2
Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong đời sống
Bước 1: : Đọc các mục thực hành, thí nghiệm ở SGK và đem đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị ( hình 3, hình 4 trang 70, 71).
Bước 2 :Làm thí nghiệm theo nhóm.
Bước 3:Đại diện nhóm trình bày và giải thích kết quả.
Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong đời sống
Không khí ở ngoài tràn vào, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì ngọn lửa.
Khí ni-tơ và khí các-bô-nic nóng lên bay lên cao.
Đại diện nhóm trình bày :
Những yếu tố nào của thí nghiệm ( như hình 3a, hình 4a ) được giữ nguyên như nhau?
+ Lọ thủy tinh, ngọn nến của hình 3a và hình 4a được giữ nguyên.
Yếu tố nào thay đổi?
+ Đế gắn cây nến trong hình 4a khác hình 3a là có một chỗ khuyết cho không khí lùa vào.
3. Yếu tố thay đổi đó có liên quan gì tới thí nghiệm?
+ Làm cho ngọn nến không bị tắt như hình 3a
Đại diện nhóm trình bày :
4. Hãy giải thích vì sao ngọn nến không bị tắt khi làm thí nghiệm như hình 4a?
+ Lọ thủy tinh không đáy được kê lên đế không kín, không khí luôn tràn vào.Ngọn nến luôn được cung cấp không khí để duy tri sự cháy.
Kết luận
Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
Hoạt động 3
Trò chơi “Thi nhóm bếp”

Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt? ( quan sát hình 5 trang 71).
Củng cố
Nêu những điều bạn cần biết về không khí cần cho sự cháy?
2
3
5
8
Dặn dò
- Học “ Bạn cần biết” trang 71.
- Chuẩn bị: Không khí cần cho sự sống ( chuẩn bị cây, con vật nuôi, dụng cụ để bơm không khí vào bể cá, hình ảnh người bệnh được thở bằng ô- xi)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đoàn Khánh Linh
Dung lượng: 1,26MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)