Bài 35. Hoocmôn thực vật

Chia sẻ bởi Diệp Thu Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Hoocmôn thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI:
Thế nào là sinh trưởng? Phát triển? Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật?
Bài mới:
HOOCMÔN THỰC VẬT

I. KHÁI NIỆM
Hoocmon thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
-Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cây tiết ra để điều hòa hoạt động sinh trưởng giữa các phần khác nhau trong cây. Có 2 nhóm:
+ Nhóm kích thích(AIA, GA, XITÔKININ)
+Nhóm ức chế( a.APXIXIT, ÊTILEN)
Đặc điểm chung:
+Do cây tiết ra, tính chuyên hóa thấp.
+Nồng độ thấp nhưng có thể gây ra những biến đổi lớn trong cây.
+Di chuyển trong mạch gỗ và mạch rây.
+Khác biệt với enzim là chất xúc tác cho 1 phản ứng sinh hóa, hoocmon hoạt hóa cho cả 1 chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm.
II.HOOCMON KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
1. AUXIN ( AIA):
Hãy quan sát hình 35.1và cho biết tác dụng của auxin đối với sinh trưởng của thực vật?
Tác dụng của auxin
AIA có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ.
Kích thích sự ra rễ của cành giâm, chiết, kích thích sự thụ tinh tạo hạt
Kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm trương dãn tế bào, tác động đến tính hướng sáng và hướng đất, làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh, ức chế sự sinh trưởng chồi bên, kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, ức chế sự rụng hoa-rụng quả-rụng lá
Không nên sử dụng AIA nhân tạo trực tiếp cho các sản phẩm làm thức ăn như lá, quả…vì không có enzim tương ứng phân giải, chúng tích lũy lại trong mô thực vật sẽ gây ô nhiễm nông phẩm và gây bệnh tật cho người.
2. GIBÊRELIN(GA)
Hãy quan sát hình sau và cho biết tác dụng của GA đối với sinh trưởng của thực vật?
Tác dụng của GA
Được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ, có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.
_ Với nồng độ thích hợp, GA kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra( cây lấy sợi), kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt ( Dưa Hấu, Nho). Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm( Khoai tây). Tác động tới quá trình hô hấp, trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt hóa enzim và các thành phần hóa học khác trong cây.
nên có nhiều ý nghĩa trong nông nghiệp và đời sống
Chưa có GA tổng hợp nhân tạo mà chỉ chiết rút từ dịch tiết của nấm và từ thực vật.
3.XITÔKININ
Hãy quan sát hình sau và cho biết vai trò của xitôkinin?
Tác dụng của xitôkinin
Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào( trong điều kiện có auxin nhưng nồng độ nghiêng về xitôkinin).
ứng dụng để nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong nhân giống vô tính, kích thích sinh trưởng của chồi non nên được sử dụng nhiều trong nhân giống sinh dưỡng để bảo tồn các giống cây quí, tạo giống sạch bệnh virut, phục chế các giống cây quý bị thoái hóa...
III. HOOCMON ỨC CHẾ
Êtilen.
Êtilen có vai trò gì trong sinh trưởng của thực vật?
Người ta thường xếp quả chín cùng với quả xanh trong trường hợp nào? Khi đóng thùng trái cây để chuyển đi xa có nên xếp chung quả xanh với quả chín không? Tại sao?
Tác dụng của êtilen:
Thúc quả xanh chóng chín, cảm ứng ra hoa (tạo dứa trái vụ).
Êtilen sinh ra nhiều trong thời gian cây rụng lá, khi hoa già, khi cây bị ngập úng, rét, hạn, nóng, hoặc bị bệnh, quả đang chín cũng sản sinh nhiều êtilen.
Trong thực tế sản xuất, không dùng trực tiếp khí êtilen mà dùng các hợp chất sản ra êtilen như đất đèn, ethen.
2. Axit abxixic
Tác dụng:
Có ở cơ quan đang hóa già.Đó là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.
Ức chế hạt nảy mầm, kích thích rụng lá, ức chế sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, hạt, tăng khả năng chịu mất nước,làm tăng sự đóng mở khí khổng và hiện tượng đẻ con ở cây đước vùng đầm lầy ven biển.
3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản. Dùng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ.
VD: CCC (clocôlinclorit).
Chất diệt cỏ: phá hoại màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp của cỏ còn cây trồng khác không bị hại.
VD: 2,4D.
IV. TƯƠNG QUAN HOOCMON THỰC VẬT
1.Cặp hoocmon đối kháng trực tiếp với sinh trưởng là AAB và GA.
Tương quan này điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, chồi.
2. Sự cân bằng hoocmôn thực vật.
Các chất kích thích sinh trưởng thường được hình thành ở cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng.
Các chất ức chế sinh trưởng thường được hình thành ở cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hóa hay gây chết từng bộ phận hoặc toàn cây.
Giữa hoocmôn kích thích và ức chế có mối tương quan với nhau để điều tiết sinh trưởng phát triển của thực vật.
VD: SGK.
Giữa các hoocmôn kích thích với nhau cũng có sự tương quan.
VD: SGK.
3. ứng dụng trong nông nghiệp
Khi sử dụng hoocmôn thực vật nhân tạo cần phải chú ý nồng độ thích hợp vì chúng không bị enzim phân giải sẽ tích lại nhiều trong nông phẩm có thể gây độc hại cho con người.
Trong trồng trọt, sử dụng hoocmôn thực vật để đem lại năng suất cao, tạo các giống cây trồng qúi hiếm nhưng phải chú ý mối tương quan giữa các loại hoocmôn với việc thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây.
VD: dùng auxin làm cà chua tăng đậu quả nhưng nếu thiếu nước sẽ làm cho quả rụng
Củng cố
1. ở thực vật, auxin có những tác dụng gì sau đây?:
a. Thúc đẩy sự phát triển của quả.
b. Kích thích hình thành và kéo dài rễ.
c. Kích thích vận động hướng sáng, hướng đất.
d. Thúc đẩy sự ra hoa.
2. Ở thực vật, Hoocmon có vai trò thúc quả chóng chín là:
Axit abxixic. c. Êtilen.
Xitôkinin. d. Gibêrelin.

Dặn dò
Học kỹ bài.
Đọc phần “Em có biết”.
Chuẩn bị bài: “ Phát triển ở thực vật có hoa”
XIN CẢM ƠN SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC THẦY CÔ
CẢM ƠN CÁC EM. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Diệp Thu Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)