Bài 35. Hoocmôn thực vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tùng | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Hoocmôn thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

PHẦN BỐN – SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Giáo viên trình bày: NGUYỄN THANH TÙNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi:

Câu hỏi 1: Thế nào là sinh trưởng ? Phát triển ở thực vật?
Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?
Câu 2: Sinh trưởng sơ cấp (STSC)ở thực vật
Do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh
Làm cho cây lớn và cao lên.
Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn, cây có kích thước bé, thời gian sống ngắn.
Đa số cây một lá mầm có STSC và ở phần non của cây 2 lá mầm.
Câu 1:
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi xãy ra biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của một cá thể biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
I. KHÁI NIỆM:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Hoocmon thực vật (phitohoocmon) là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, được vận chuyển đến các bộ phân khác nhau trong cây, điều tiết và bảo đảm sự hài hòa các hoạt động sinh trưởng.
1. Khái niệm:
I. KHÁI NIỆM:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Có 2 nhóm:
- Nhóm chất kích thích sinh trưởng
+ Auxin, gibêrelin: tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào
+ Xitôkinin: có vai trò trong phân chia tế bào
- Chất ức chế sinh trưởng:
+ Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá
+ Êtilen: tác động đến sự chín của quả
+ Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
2. Phân loại:
II. HOOCMON KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Hình 35.1. Thí nghiệm auxin làm cong bao lá mầm
Bao lá mầm cắt đỉnh;
Miếng thạch chưa có auxin đặt trên đỉnh cắt;
Miếng thạch đặt cân giữa;
Miếng thạch đặt nghiên bên phải;
Miếng thạch đặt nghiên bên trái.

Quan sát hình 35.1 thảo luận nhóm để giải thích thí nghiệm auxin làm cong bao lá mầm (thời gian 1 phút)
Đặt cân ở giữa
Đặt nghiêng bên trái
Đặt nghiêng bên phải
Phần bên phải bao lá mầm phát triển hơn do nhận được auxin từ bên phải
Phần bên trái bao lá mầm phát triển hơn do nhận được auxin từ bên trái
Bao lá mầm phát triển đều do nhận được auxin đồng đều
II. HOOCMON KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Qua thí nghiệm chúng ta rút ra được kết luận gi?
Auxin tác động làm trương dãn, lớn lên của tế bào
Mỗi chất kích thích sinh trưởng có đặc điểm và tác dụng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng loại chất KTST:
II. HOOCMON KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Nghiên cứu SGK tr. 132, 133 thảo luận nhóm và ghi nội dung vào bảng phụ theo yêu cầu của phiếu học tập.
Mỗi tổ chia thành 02 nhóm thảo luận:
Tổ 1: Nhóm 1, 2 – Auxin
Tổ 2: Nhóm 3, 4 – Giberelin
Tổ 3: Nhóm 5, 6 – Xitokinin
(Thời gian thực hiện 3 phút)
Mỗi chất kích thích sinh trưởng có đặc điểm và tác dụng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng loại chất KTST:
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Nghiên cứu SGK tr. 132, 133 thảo luận nhóm và ghi nội dung vào bảng phụ
theo yêu cầu của phiếu học tập.
Nghiên cứu SGK tr. 132, 133 thảo luận nhóm và ghi nội dung vào bảng phụ theo yêu cầu của phiếu học tập.
Mỗi tổ chia thành 02 nhóm thảo luận:
Tổ 1: Nhóm 1, 2 – Auxin
Tổ 2: Nhóm 3, 4 – Giberelin
Tổ 3: Nhóm 5, 6 – Xitokinin
(Thời gian thực hiện 3 phút)
Auxin a, auxin b và heterôauxin
- Sản sinh ở đỉnh chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt
- Có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ
Làm trương dãn TB;
Tác động đến tính hướng động, làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh;
Ức chế chồi bên, ức chế sự rụng
Phát triển quả, tạo quả không hạt
Các auxin tổng hợp nhân tạo như 2,4 D, ANA (axit naptyl axetic), AIB (axit indol butyric) sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Chú ý: Không dùng các auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.
Axit giberelic
Có ở các cơ quan đang sinh trưởng
Kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra;
Kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, củ và thân ngầm;
Tác đông đến quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ …
A
B
A
A
B
B
Hình 35.2. Thí nghiệm xử lý bằng giberelin ở cà rốt (1), nho (2), Bắp cải (3)
A – Đối chứng ; B – Phun giberelin
Dẫn xuất của adenin
Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non
Tác động đến phân chia TB, hình thành cơ quan mới;
Kích thích sự phát triển chồi bên, làm yếu ưu thế ngọn
KT nẩy mầm, nở hoa. Ngăn chặn sự hóa già.
Xitokinin nhân tạo như kinetin dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
III. HOOCMON ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Axit abxixic có ở cơ quan nào, vai trò chủ yếu là gì ?
1. Axit abxixic (AAB, C14H1904)
Sản sinh chủ yếu ở lá. Tích lũy ở cơ quan đang hóa già, cơ quan đang ngủ nghỉ hoặc sắp rụng.
Vai trò chủ yếu là ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng; gây rụng lá, quả; gây trạng thái ngủ của chồi, hạt làm khí khổng đóng.
III. HOOCMON ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Etylen gặp ở cơ quan nào, vai trò chủ yếu là gì ?
2. Etylen (H2C = CH2)
Các mô của quả chín, lá già
Làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả. Ức chế QT sinh trưởng của cây non, mầm thân củ.
Bên trái: cây được phun 50ppm etylen trong 3 ngày
Bên phải: cây đối chứng
Trong sự chín quả
Trong sự rụng lá
III. HOOCMON ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản. Ứng dụng: làm thấp cây, cứng cây, chống lốp đổ,… Ví dụ: CCC (clcolinclorit), MH (maleinhidratzit),…
Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào … của cỏ, còn cây trồng khác không bị hại. Ví dụ: 2,4 D; 2,4,5 T,…
IV. SỰ CÂN BẰNG HOOCMON THỰC VẬT:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Các chất kích thích chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng; các chất ức chế thì làm già hóa hay gây chết từng bộ phận cây.
Trạng thái cân bằng hoocmon thực vật sẽ tạo sự sinh trưởng và các quá trình sinh lý thích hợp trong đời sống của cây.
V. ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Nồng độ thích hợp.
+ Nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả thấp
+ Nồng độ cao quá thậm chí còn phá hủy hay gây chết mô và tế bào sinh vật.
Ví dụ:
+ Dùng giberelin 5-40 ppm làm tăng năng suất nho gấp đôi.
+ Để dứa ra quả trái vụ dùng 2,4 D 5-10 ppm. Nhưng nếu dùng ở nồng độ cao hơn lại là chất diệt cỏ.
Nêu những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng các hoocmon thực vật trong nông nghiệp
V. SỰ CÂN BẰNG HOOCMON THỰC VẬT:
Bài 35 – HOOCMON THỰC VẬT
Chú ý tính đối kháng, hỗ trợ giữa các hoocmon thực vật. Đối với chất diệt cỏ cần chú ý đến tính chọn lọc riêng biệt.
Quan tâm sự phối hợp giữa các hoocmon thực vật đến việc thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Ví dụ: xử lý auxin làm cho cà chua tăng đậu quả, nhưng nếu thiếu nước sẽ làm cho quả rụng.
Nêu những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng các hoocmon thực vật trong nông nghiệp
BÀI TẬP CỦNG CỐ
HOOCMÔN
ỨNG DỤNG
a. Thúc quả chín, rụng lá, quả


b. Kích thích sự phân chiaTB,
phát triển chồi bên


c. Các lóng vươn dài ra


d. Làm trương dãn tế bào


e. Làm khí khổng đóng
1. AUXIN
2. GIBERELIN
3. XYTOKININ
4. ETYLEN
5. AXIT ABXIXIC
(Ghép tên hoocmôn với ứng dụng của nó)
DẶN DÒ:
Học kỹ bài, trả lời các câu hỏi sau bài
Xem trước bài 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
- Các nhân tố nào chi phối sự ra hoa của cây ?
- Ứng dụng trong điều khiển sự ra hoa của các cây có hoa ?
Chúc các em học tập
ngày càng tiến bộ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)