Bài 35. Hoocmôn thực vật

Chia sẻ bởi Anh Sao Dem | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Hoocmôn thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC – GIÁO DỤC

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: “ Ứng dụng của hoocmôn thực vật vào sản xuất”

Thực hiện: Nhóm 6 (D12TH01)
NỘI DUNG
KHÁI NIỆM
HOOCMÔN KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
HOOCMÔN ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG
SỰ CÂN BẰNG HOOCMÔN THỰC VẬT
ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Vì sao lại có sự khác nhau giữa hai chùm nho?
Sử dụng hoocmôn
Không sử dụng hoocmôn
Nhờ đâu cây sinh trưởng và lớn lên?
Vì sao vào mùa thu cây rụng lá?
Nhờ hoocmôn thực vật
I. KHÁI NIỆM
I.1. Định nghĩa
- Hoocmôn thực vật ( phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
I.2.Đặc điểm chung
- Được tạo ra ở một nơi nhưng lại có phản ứng ở nơi khác
- Với nồng độ rất thấp nhưng gây phản ứng toàn cây
- Tính chuyên hóa thấp hơn so với hoocmôn động vật
I.3. Phân loại
- Có 2 nhóm:
+ Nhóm chất kích thích sinh trưởng

+ Nhóm các chất ức chế sinh trưởng

Auxin (AIA)
Giberelin (GA)
Xitokinin
Axit abxixic (AAB)
Êtilen
( H2C = CH2)
II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
- Nguồn gốc: Có ở mô phân sinh chồi, lá mầm,rễ. ở đỉnh chồi ngọn auxin vận chuyển tới cơ quan khác
II.1. Auxin: là chất kích thích thực vật sinh trưởng
- Tác động:
+ Mức tế bào: Kích thích quá trình phân bào nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào
+ Mức cơ thể: Tính hướng sáng và hướng động, giúp chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh, kích thích ra quả, tạo quả không hạt, ức chế rụng hoa, lá, quả.


KÍCH THÍCH QÚA TRÌNH NGUYÊN PHÂN
KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG DÃN DÀI CỦA TẾ BÀO
- Ứng dụng:
+ Tính hướng động:
+ Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả.
+ Kích thích ra rễ phụ
+ phá bỏ ưu thế ngọn  kích thích cành giâm ra rễ phụ; cây đâm cành
+sử dụng auxin kích thích sự hình thành etilen  kích thích cây ra hoa
+ Tạo quả không hạt
auxin tự nhiên - IAA
auxin tổng hợp - IBA
II.2. Giberelin: là chất điều hòa phân chia tế bào thực vật
- Nguồn gốc: GA có nhiều trong lá, hạt, củ, rễ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.
Bệnh nấm lúa von:2 cây lúa cùng giống,gieo trồng trong điều kiện như nhau, cây lúa bị bệnh có gibêrelinvươn lóng
Khi nghiên cứu bệnh nấm lúa von đã phát hiện ra gibêrelin
Gibêrelin( GA) chủ yếu có ở cơ quan:
+Lá
+Rễ…
=> cơ quan còn non
Lúa bình thường
- Tác động:
+ Mức tế bào:Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào
+ Mức cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột, tác động đến quang hợp, hô hấp.

Sinh trưởng các đột biến lùn (thiếu gen chịu trách nhiệm tổng hợp enzyme trong con đường tổng hợp GA)
Có giberelin Không có giberelin
- Ứng dụng:
Kích thích sự ra hoa
Kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân (được xác định do vai trò của GA1)
Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ
(Phá vỡ sự ngủ, nghỉ của hạt, củ)
Tăng kích thước quả và tạo quả không hạt: GA kích thích cuống nho sinh trưởng, tạo không gian cho quả phát triển
Phun GA, kích thích sự sinh trưởng của cây mía
GA giúp tạo quả không hạt (gần giống với Auxin)
II.3. Xitokinin: là một nhóm các chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào
Nguồn gốc: hình thành ở rễ, cơ qua sinh trưởng mạnh vận chuyển hướng lên ngọn.
- Tác động:
+ Mức tế bào: Kích thích sự phân chia TB làm chậm quá trình già của TB
+ Mức cơ thể:
Kích thích phát triển chồi trong nuôi cấy mô trong khi có mặt AIA
- Ứng dụng:
Xitôkinin dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật
Kìm hãm sự già hoá của cây

Xitokinin thấp: kích thích nảy chồi.
Xitokinin cao: kích thích ra rễ
III.HOOCMÔN ỨC CHẾ SINH TRƯỞNG
III.1. Axit abxixic ( AAB, C14H19O4)
- Ứng dụng: Bảo quản hạt giống, củ giống.
Hiện tương ngủ chồi vào mùa đông

Ngủ chồi là hiện tượng vào mùa đông cây rụng hết lá,do đâu cây có hiện tượng này?
Do axit abxixic

Axit abxixic thường có ở đâu trong cây?
Cơ quan đang già hóa

Đối với sự sinh trưởng của cây axit abxixic có tác dụng gì?
Ức chế sinh trưởng cành, lóng
Gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt
Làm đóng khí khổng
Vai trò của axit abxixic trong việc đóng mở khí khổng
III.2. Êtilen
( H2C = CH2)
- Nguồn gốc: Thường gặp ở quả chín
- Tác động:
+Thúc quả chóng chín
+ Hình thành tầng rời ở cuống lá gây rụng lá, hoa, quả .
Quả xanh
Quả chín
Bên trái: cây được phun 50ppm etylen trong 3 ngày
Bên phải: cây đối chứng
- Ứng dụng:
Êtilen
Êtilen
IV. SỰ CÂN BẰNG HOOCMÔN THỰC VẬT

- Mọi hoạt động sinh trưởng đều được điều chỉnh bởi tác động của các hoocmon thực vật.
- Thường mỗi hoocmôn thực vật có tác động kích thích bộ phận, cơ quan này, có tác động ức chế hoạt động khác.
Ví dụ: Khi ưu thế nghiêng về auxin, mô callus ra rễ. Khi nghiêng về xitôkinin, chồi xuất hiện
- Do đó trong cây các hoạt động kích thích và ức chế diễn ra trạng thái cân bằng, thì sự sinh trưởng của cây trở nên hài hòa
V. ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

HOOCMON
ỨNG DỤNG
Kích thích ra rễ của cành giâm, chiếtvà kích thích tạo quả không hạt.
Kích thích sự nảy mầm của hạt và tạo quả không hạt
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật ( nhân giống vô tính) và kích thich sinh trưởng của chồi non.
Pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và bảo quản hạt giống.
Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây họ dứa.
1.Auxin

3.Xitokinin

5.Êtilen
4.Axit abxixic
Vd:+ Auxin, gibêrelin tạo quả không hạt: cà chua, nho,…
+ Êtilen làm quả chín đều: chuối, cà chua, táo…
+ Auxin nhân tạo làm tăng vụ: cây họ dứa …
2.Giberelin

NƠI HÌNH THÀNH CHỦ YẾU CÁC HOOCMÔN THỰC VẬT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Sao Dem
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)