Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển

Chia sẻ bởi Phan Thị Mỹ Hương | Ngày 11/05/2019 | 248

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Học thuyết tiến hóa cổ điển
ÔN TẬP BÀI CŨ
Hãy chọn câu trả lời đúng. Học thuyết tế bào cho rằng:

Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến động thực vật
đều được cấu tạo từ tế bào
B. Tất cả các cơ thề SV từ đơn bào đến đa bào
đều được cấu tạo từ tế bào
C. Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến động vật, nấm
đều được cấu tạo từ tế bào
D. Tất cả các cơ thể SV từ đơn bào đến nấm, thực vật
đều được cấu tạo từ tế bào

Câu A đúng.
I.HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK

I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Nhà tự nhiên học người Pháp Jean – Baptiste de Lamarck (1744-1829) là người đầu tiên:

Phân loại động vật có xương và động vật không xương.
Đưa ra từ biologie(sinh học).
Tác giả của sự chuyển đổi loài.
Thành công lớn nhất của Lamarck là xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới
Theo ông, tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ giản đơn đến phức tạp.
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Cuốn sách viết về thuyết tiến hóa của Lamarck
Tượng Lamarck ở Pháp
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Tại sao loài hươu lại có cổ cao và loài sếu
lại có mỏ dài như vậy?
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Quan sát hình và giải thích cách tiến hóa
của hươu theo quan điểm của Lamarck
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Ban đầu loài hươu thực chất chỉ có cổ ngắn, ăn các loại cỏ cây bụi thấp. Do điều kiện ngoại cảnh thay đổi nên thức ăn phía dưới không còn, chỉ còn thức ăn trên lá cây.
Dựa theo học thuyết của Lamarck :
=> Loài hươu phải vươn cổ ra để ăn lá trên cao. Do cổ luôn vươn dài ra để ăn lá nên cổ hươu dài dần ra và sự biến đổi này được di truyền cho đời sau. Ở những thế hệ tiếp theo, hươu tiếp tục vươn dài cổ để ăn những lá trên cao hơn, vì vậy từ loài hươu cổ ngắn, dần dà tiến hóa thành loài hươu cao cổ như hiện nay.
Nguyên nhân chính gây
ra sự thay đổi
ở sinh vật?
Hãy dự đoán những hệ quả
của những biến đổi đó?
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
_Để giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật, Lamarck cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
_Môi trường sống không đồng nhất và thay đổi liên tục chính là nguyên nhân làm các loài biến đổi dần dà và liên tục.
_Những tác động ngoại cảnh đó khiến chúng thay đổi tập quán sống để hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường mới.
Những cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ ngày càng phát triển.
=>
NỘI DUNG CỦA THUYẾT TIẾN HÓA:
Ngược lại, cơ quan nào ít hoạt động sẽ bị thoái hóa hoặc tiêu biến đi.
Những thay đổi trong đời sống của cá thể sẽ được di truyền và tích lũy qua từng thế hệ.
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Kayan là một dạng phong tục mang tính tôn giáo của người Karen, một dân tộc thiểu số Tạng-Miến ở Myanmar. Theo phong tục này, các bé gái từ 5 tuổi bắt đầu đeo vòng đồng cổ và cùng với thời gian số vòng được ních thêm vào ngày càng nhiều, cuối cùng có thể lên tới hàng chục vòng, nặng tổng cộng từ 5 đến 9 kg, khiến cho cổ của người phụ nữ ngày càng dài ra. Các Kayan – hay còn gọi là những phụ nữ “hươu cao cổ” - được coi là thuộc tầng lớp nữ quyền và “thượng lưu”, ai có cổ càng dài thì càng quí phái, cao sang.
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Nếu áp dụng thuyết tiến hóa của Lamarck thì con chuột
bị cắt đuôi thì sẽ sinh ra chuột con như thế nào?
Đúng hay sai? Vì sao?

Từ đó suy ra những hạn chế
Tồn tại trong học thuyế Lamarck.
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMARCK
Vì không thể giải thích được chiều hướng tiến hóa từ giản đơn đến phức tạp, Lamarck buộc phải giả thiết rằng: sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện.
Hạn chế
_ Lamac cho rằng mọi thay đổi trên cơ thể SV có thể di truyền được.
_Trong quá trình tiến hóa, SV chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
_Trong quá trình tiến hóa, không có loài nào bị tiêu diệt mà chúng chỉ chuyển đổi từ loài này thành loài khác.
_Việc giải thích tính hợp lí của các đậc điểm thích nghi trên cơ thể SV chưa rõ ràng.
Ưu điểm
Nhấn mạnh đến vai trò của môi trường
Nêu lên được khái niệm tiến hóa một cách hệ thống
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đacuyn (Charles Robert Darwin 1809 - 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học người Anh.
Cha của Đacuyn là một bác sĩ nổi tiếng và mong con trai mình nối nghiệp công việc này. Tuy nhiên khi vào đến bậc trung học Darwin chỉ thích săn bắn, bắt chuột. Sau khi vào đại học Y khoa Cambridge theo lời cha, Darwin suốt ngày đi thu thập tiêu bản động thực vật. Cha ông bất lực, đành đưa ông vào Viện thần học. Đêm đến, Darwin lại trốn ra ngoài đồng để tìm tiêu bản thực vật. Năm 1831, khi mãn khóa trường ĐH, một sự kiện quan trọng đã làm Đacuyn sau này trở thành nhà khoa học vĩ đại.
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Hành trình vòng quanh thế giới của Đácuyn trong 5 năm
Tàu Bigơn
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Sau khi trở về từ chuyến đi và một thời gian dài nghiên cứu, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) xuất bản nam1859 ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng: tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại, những con không thích nghi sẽ bị diệt vong.
Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học đã đồng ý với Darwin.
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Cơ sở xây dựng nên học thuyết
Quần thể sinh vật
_Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
_Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành.
Hãy nêu khái niệm biến dị?
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đác uyn là người đầu tiên dùng khái niệm biến đị cá thể để chỉ: sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.

Loại biến dị này xuầt hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định, là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa
1. Biến dị
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Một số loài động vật biến dị
1. Biến dị

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đacuyn nhận xét rằng: tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong việc chọn giống và tiến hóa.
Báo đen là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn.
Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin.
Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp.

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đuôi dài 7cm, tổng chiều dài 15cm và đôi chân trước và sau dài 2cm có năm ngón. Loài thằn lằn rất dài này có tên Thằn lằn chân ngắn Lygosoma, tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang, chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng. Đôi chân của loài thằn lằn này mọc ra chỉ để làm cảnh vì hầu như nó không đủ mạnh để nâng đỡ cơ thể chúng.

Theo Đacuyn tính di truyền là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn. Nhờ hai đặc tính di truyền và biến dị, sinh vật mới tiến hóa thành nhiều dạng, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài.
Do hạn chế của trình độ khoa học đương thời, Đacuyn chưa thể hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
2.Di truyền

Những loại biến dị và biến đổi nêu trên tương ứng với những loại biến dị nào theo quan niệm di truyền học hiện đại?
Biến dị tổ hợp và đột biến
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
3.Chọn lọc:
Đacuyn đã chia ra làm 2 loại chọn lọc là:
+Chọn lọc tự nhiên
+Chọn lọc nhân tạo
Về mặt cơ bản, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
có gì khác nhau?
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
3.Chọn lọc:
_Chọn lọc nhân tạo diễn ra khi xuất hiện biến dị (có thể có lợi hoặc hại) trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuát của con người.
Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi cùa các giống vật nuôi cậy trồng.
Là lí do mỗi giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
=> ĐỘNG LỰC: nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Từ loài mù tạc hoang dại qua CLNT đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau.

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
3.Chọn lọc:
_Chọn lọc tự nhiên diễn ra trong tự nhiên vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với SV.
Tác động của CLTN đã phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Tác động thông qua biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể SV và sự hình thành loài mới.
ĐỘNG LỰC:
Đấu tranh sinh tồn do SV phải thường xuyên chống chọi với những yếu tố bất lợi, giành lấy những điều kiện thuận lợi của môi trường mới tồn tại, phát triển được.
=> Đây chính là cơ sở để Đacuyn xây dựng luận điểm về nguồn gốc của loài, chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay đều có một nguồn gốc chung.
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Quan sát hình và giải thích theo
Quan điểm tiến hóa của Đacuyn
Trong loài hươu cổ ngắn, một số biến dị cá thể xuất hiện, trong đó có con có cổ dài. Khi lá cây dưới thấp không còn, những con cổ ngắn sẽ bị chết, còn hươu cổ dài vẫn ăn được những lá trên cao nên sẽ sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế hơn, sinh sản nhiều và con cháu ngày càng đông. Quá trình này được diễn biến qua 1 thời gian dài dẫn đến sự hình thành loài hươu cao cổ.
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Khi nơi sinh sống của thằn lằn xuất hiện những kẻ ăn thịt mới, quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ thực hiện vai trò của nó qua hai giai đoạn. Ban đầu, lợi thế thuộc về những con chân dài hơn. Nhưng sau đó, thằn lằn chân ngắn lại có cơ hội sống sót cao hơn do khi thằn lằn trèo lên cây cao để trốn những kẻ ăn thịt thì chân ngắn phù hợp hơn với việc định hướng trên những cành cây hẹp.
Loài tắc kè bay Dacro maculatus có khả năng biến đổi màu sắc rất kỳ diệu. Nếu ở khoảng cách 4 mét trở lên, mắt thường không biết đây là mảng nứt của thân cây xù xì hay là loài động vật. Đôi cánh da của nó xòa ra giúp chúng có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù.
Cho biết ưu điểm và hạn chế của học thuyết
Đacuyn?
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
HẠN CHẾ
Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị do trình độ khoa học đương thời.
Chưa nói rõ được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài.
ƯU ĐIỂM
Nêu lên khái niệm tiến hóa có hệ thống
Nhấn mạnh đến vai trò môi trường
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đảo Isabela
mai hình vòm, đẩy về trước
Các kiểu mai rùa đáng quan tâm giữa các đảo khác nhau
Pinta
Đảo Hood
mai yên ngựa, tụt sau
Đảo Pinta
mai trung gian

Marchena
Tower
James
Santa Cruz
Floreana
Santa Fe
Fernandina
Isabela
Hood
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Darwin là người quan sát tinh tế cả với đối tượng hoang dại lẫn vật nuôi, cây trồng (vd: chim, côn trùng...)
Kích thước, hình dạng mỏ chim phù hợp với dạng thức ăn của chúng
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Một số dạng bồ câu được hình thành do CLTN
Đacyun là người quan sát rất tinh tế
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Đa dạng ở loài chó
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Giải thích tiến hóa của ngựa và người
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
SỰ ĐA DẠNG Ở LOÀI CHIM
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Giải thích sự tiến hóa mỏ chim theo thuyết tiến hóa Đacuyn

II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Giải thích sự tiến hóa mỏ chim theo thuyết tiến hóa Đacuyn
II. HỌC THUYẾT CỦA DARWIN
Biến dị cá thể(lợi hoặc hại) trong một quần thể vật nuôi hoặc cây trồng.
Biến dị cá thể trong tự nhiên.
Giống vật nuôi, cây trồng thích nghi cao độ với các nhu cầu xác định của con người
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể trong loài
Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
Đấu tranh sinh tồn, chống chọi các yếu tố bất lợi, giành những điều kiện thuận lợi để tồn tại, phát triển
Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi cùa các giống vật nuôi, cây trồng
Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, hình thành loài mới
Là cơ sở để Đacuyn xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, toàn bộ sinh giới ngày nay đều có chung một nguồn gốc
Gíup đời sống con người ngày càng phát triển với những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
So sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
CỦNG CỐ: Nêu những điểm khác biệt giữa
học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin

Môi trường sống biến đổi nên SV phải thay đổi tập quán sống để thích nghi
Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của SV
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể do tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Sự tích lũy các biến dị có lợi, sự đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Ngoại cảnh thay đổi chậm, SV có khả năng phản ứng phù hợp nên trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
Dưới tác dụng của ngoại cảnh, SV phát sinh biến dị. SV mang biến dị có lợi được CLTN giữ lại, sinh sản và phát triển ưu thế, các biến dị đó di truyền cho các thế hệ sau và thành đặc điểm thích nghi. SV mang biến dị bất lợi thì bị CLTN đào thải
Hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
Hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân li tình trạng, từ 1 nguồn gốc chung
Tính hợp lí của các đặc điểm thich nghi trên cơ thể SV chưa rõ ràng. Mọi thay đổi trên cơ thể SV đều di truyền. Không có loài nào bị đào thải mà chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khac
Nguyên nhân phát sinh chưa rõ ràng. Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Mỹ Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)