Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 11/05/2019 | 139

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chương II
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài 35. THUYEÁT TIEÁN HOÙA COÅ ÑIEÅN
I. HỌC THUYẾT CỦA LAMAC.
1. Sơ lược tiểu sử: Lamac (Jean-Baptiste de Lamrck), Nhà Sinh học Pháp (1744-1829). Năm 1809 công bố học thuyết tiến hóa.
* Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử.
* Dấu hiệu của tiến hóa: Sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
2. Nội dung:
a. Nguyên nhân: Do thay đổi của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật.

b. Cơ chế: Những biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của đv đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.

c. Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Ngoại cảnh thay đổi chậm nên mọi sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và không loài nào bị đào thải.

d. Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh.
3. Thành công:
- Người đầu tiên xây dựng học thuyết tiến hóa trên cơ sở duy vật biện chứng.
- Người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài.
4. Hạn chế:
- Lamac cho rằng thöôøng bieán có thể di truyền được.
- Trong quá trình tieán hoùa, SV chủ động biến đổi để thích nghi với MT, không có loài nào bị tiêu diệt mà chúng chỉ chuyển đổi từ loài này thành loài khác.
- Không thấy được vai trò của CLTN.
II. HỌC THUYẾT CỦA ĐACUYN.
1. Sơ lược tiểu sử: Đacuyn (Charles Robert Darwin), nhaø sinh hoïc ngöôøi Anh (1809-1882). Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “Nguồn gốc các loài” giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ cheá choïn loïc töï nhieân (CLTN).
2. Biến dị và di truyền:
a. Biến dị cá thể: Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.
b. Tính di truyền: Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ  biến đổi lớn.
3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN):
Trong tự nhiên các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn), trong quá trình này những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn sẽ có khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì sẽ để lại nhiều con cháu cho quần thể. Theo thời gian, số lượng các thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm.
Với cơ chế tiến hóa là CLTN, Đacuyn đã giải thích được sự thống nhất, sự đa dạng của các loài sinh vật trên trái đất.
3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN):
a. Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
b. Động lực: Đấu tranh sinh tồn.
c. Kết quả: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
d. Vai trò: Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
e. Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới t/d của CLTN theo con đường phân li tt từ 1 gốc chung.
Sự hình thành và giữ lại các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
 Sinh vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường sống.
Đác-Uyn là người quan sát tinh tế cả với đối tượng hoang dại lẫn vật nuôi, cây trồng (vd: chim, côn trùng...).
Kích thước, hình dạng mỏ chim phù hợp với dạng thức ăn của chúng.
4. Chọn lọc nhân tạo (CLNT):
Trong quá chăn nuôi - trồng trọt, con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn, cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn. Qua hằng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều loài vật nuôi-cây trồng từ một số ít loài hoang dại ban đầu.
4. Chọn lọc nhân tạo (CLNT):
a. Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người.
b. Động lực: Nhu cầu thị hiếu của con người.
c. Kết quả: Mỗi giống vật nuôi hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của người.
d. Vai trò: Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
5. Ý nghĩa của học thuyết Đacuyn:
- Nêu lên được nguồn gốc các loài.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.
- Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên SV làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thể.
6. Tồn tại:
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Câu 1: Theo Đacuyn, nguồn gốc các loài từ:

A. CLTN từ nhiều dạng tổ tiên ban đầu theo con đường phân li tính trạng.

B. Thần thánh tạo ra.

C. Từ một tổ tiên chung, CLTN theo con đường phân li tính trạng

D. Nhiều dạng tổ tiên riêng tiến hoá không đổi cho tới hiện nay
Câu 2: Quan niệm nào sau đây về biến dị là của Đacuyn?

A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của tiến hoá.

B. Biến đổi nhỏ tích luỹ dần thành biến đổi lớn.

C. Biến đổi do sử dụng cơ quan là di truyền được.

D. Biến dị sinh ra khi ngoại cảnh thay đổi.
Câu 3: Theo Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật là:

A. Phong phú hơn dạng tương ứng trong tự nhiên.

B. Thích nghi với nhu cầu và ý thích của con người.

C. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng.

D. Sức chống đỡ bệnh và yếu tố bất lợi kém.
Câu 4: Theo Đacuyn, kết quả chính của CLTN là:

A. Sự sống sót của các cá thể mang biến dị thích nghi hơn.

B. Sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.

C. Sự sinh sản ưu thế của cá thể thích nghi.

D. Sự hình thành đặc điểm thích nghi.
Câu 5: Một trong các quan điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamac với học thuyết Đacuyn là:

A. Lamac gọi biến dị do ngoại cảnh là biến đổi, còn Đacuyn gọi là biến dị cá thể.
B. Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi rất chậm, còn Đacuyn thì không.
C. Lamac cho rằng biến đổi là di truyền được, còn Đacuyn thì không.
D. Lamac luôn cho rằng sinh vật thích nghi kịp, còn Đacuyn nhấn mạnh đào thải.
Câu 6: Theo Lamac, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do:

A. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi hơn.
B. Sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời do đó không có hiện tượng đào thải.
D. Đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Câu 8: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích:

A. sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

B. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.

C. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

D. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật
Câu 9: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này có được là do:

A. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
B. Khi chuyển sang ăn lá cây, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 10: Theo quan niệm của Lamac, nguyên nhân chính làm cho sinh vật biến đổi dần dần và liên tục là:

A. Tác động của tập quán sống.

B. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.

C. Yếu tố bên trong cơ thể bị thay đổi.

D. Do tác nhân đột biến.
Câu 11: Chọn lọc tự nhiên là quá trình:

A. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ. những biến dị có lợi cho sinh vật.

B. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.

C. Tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

D. Tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
Câu 12: Điều nào sau đây không phải là quan niệm của Lamac về tiến hoá?

A. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ giản đơn đến phức tạp.
B. Những biến đổi do tác động của ngoại cảnh đều được di truyền cho thế hệ sau.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời.
D. Trong lịch sử tiến hoá, bên cạnh những loài tồn tại thì có một số loài bị diệt vong.
Câu 13: Theo Đácuyn, nguyên nhân của tiến hoá là do:

A. sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
B. tác động của ngoại cảnh lên sinh vật, ảnh hưưởng đến sinh vật.
C. nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
D. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua tính biến dị và di truyền.
Câu 14: Mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con ngưười. Nguyên nhân vì:

A. mỗi vùng sản xuất chỉ có một giống xác định.
B. chỉ có những giống thích nghi cao độ mới có giá trị kinh tế cao.
C. trong quá trình sản xuất, các giống tự hoàn thiện mình.
D. quá trình chọn lọc nhân tạo theo một hướng xác định.
Câu 15: Những đóng góp của thuyết tiến hoá Đacuyn:
1. Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
2. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung.
3. Đã tìm ra được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
4. Giải thích đúng và đầy đủ về sự hình thành loài mới.
A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 16: Đacuyn chưa đưa ra được nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị là vì:

A. ở thời điểm của Ông, sinh vật chưa xuất hiện các biến dị di truyền.
B. ở thời điểm của Ông, di truyền học chưa ra đời.
C. nhận thức của Ông còn hạn chế.
D. Ông cho rằng chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quyết định nhất.
Câu 17 : Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là:

A. xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính.
B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
C. hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường.
D. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi nhất.
Câu 18: Theo Đacuyn, biến dị cá thể là:

A. những biến dị di truyền được trong quá trình sinh sản.
B. bao gồm các đột biến và biến dị tổ hợp.
C. những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản.
D. những sai khác giữa các cá thể trong loài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)