Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển

Chia sẻ bởi Dương Thị Vĩnh Thạch | Ngày 11/05/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III:
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ
TIẾN HOÁ
BÀI 16: THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN
I.THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA LAMAC
1.Khái niệm.
Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử do đó phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện.
2. Nguyên nhân tiến hoá
Cây Mao lương
Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục, được tích luỹ qua các thế hệ tạo nên những biến đổi sâu sắc.
Những biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền cho thế hệ sau.
3. Những cống hiến và hạn chế của Lamac
a. Cống hiến
- Chứng minh sinh giới (cả loài người) là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
- Nêu cao vai trò của ngoại cảnh
b. Hạn chế
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
- Chưa giải thích được các đặc điểm thích nghi hợp lý trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng không có loài nào bị đào thải.
Chưa giải thích được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh
Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo một cách giống nhau trước điều kiện môi trường.
II. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA ĐACUYN

Biến dị
- Chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.

- Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ, không xác định là nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống
Giải thích của Đacuyn về cây mao lương và hươu cao cổ
Biến dị xác định Không di truyền
Biến dị
Biến dị không xác định Di truyền
THEO ĐACUYN GIỮA DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CÓ MỐI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO?
2. CHỌN LỌC NHÂN TẠO
a. Khái niệm
Khái niệm
Là sự chọn lọc do con người tiến hành, bao gồm hai mặt song song: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
b. Vai trò của chọn lọc nhân tạo
- Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng.
Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu của con người.
c. Phân ly tính trạng
Quá trình phân ly tính trạng ở Gà
Là quá trình từ một dạng ban đầu biến đổi theo các chiều hướng khác nhau.
Từ một dạng ban đầu dần dần hình thành nhiều dạng mới khác xa tổ tiên và khác nhau rõ rệt.
Ý nghĩa của sự phân ly tính trạng :
giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc một vài dạng tổ tiên hoang dại.
Khái niệm
3.CHỌN LỌC TỰ NHIÊN.
Phim đã đưa lên thư viện tư liệu
Tác nhân gây ra sự chọn lọc là gì?
Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình gồm hai mặt song song tích luỹ các biến dị có lợi đào thải các biến dị không có lợi, là sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
b. Nguyên nhân tiến hóa
Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
c. Sự phân ly tính trạng.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của CLTN theo con đường phân ly tính trạng.

KL: Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
d. Cống hiến và tồn tại.
Cống hiến:
Giải thích được vì sao ngày nay mỗi loài sinh vật đều thích nghi với điều kiện sống của nó?
Vì sao các loài biến đổi liên tục nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài đang tồn tại khá rõ rệt, gián đoạn?
Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới đã phát triển nhanh chóng, với tốc độ ngày càng nhanh?
Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng nâng cao mà ngày nay bên cạnh những nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp?
Hạn chế
- Chưa phân biệt được thích nghi kiểu hình với thích nghi kiểu gen
Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
Chưa hiểu rõ về nguyên nhân, cơ chế di truyền các biến dị.
Do con người tiến hành
Diễn ra trong tự nhiên
Tính biến dị, di truyền của sinh vật
Tính biến dị, di truyền của sinh vật
Tích luỹ BD có lợi, đào thải BD có hại cho con người
VN, CT phát triển theo hướng có lợi cho con người
Đấu tranh sinh tồn
Nhu cầu, thị hiếu của con người
Tích luỹ BD có lợi, đào thải BD có hại cho bản thân sinh vật
Sinh vật thích nghi với điều kiện sống
Phân biệt học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đacuyn
Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian
Thay đổi tập quán hoạt động của động vật
CLTN tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị của sinh vật
Sự tích luỹ các biến dị có lợi, sự đào thải các BD có hại dưới tác dụng của CLTN
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Biến dị phát sinh vô hướng
Sự thích nghi hợp lý đạt được qua sự đào thải những dạng kém thích nghi.
Ngoại cảnh thay đổi chậm sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Chưa phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền
Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh BD và cơ chế di truyền BD
- Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh.
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Vĩnh Thạch
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)