Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật

Chia sẻ bởi Ngô Thị Nhàn | Ngày 09/05/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Sinh trưởng ở thực vật
GV: Ngụ Th? Nh�n
Don v?: Tru?ng THPT C?u Xe - T? K? - H?i Duong
B�i gi?ng tham gia thao gi?ng t?nh
* Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào
* Mô phân sinh là gì?
- Tế bào phôi có khả năng phân bào nhiều lần gọi là tế bào phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa duy trì được khả năng nguyên phân
* Có mấy loại mô phân sinh?
Quanh ngoại vi của thân (tầng sinh bần, tầng sinh mạch)
Chồi đỉnh, chồi nách đỉnh rễ
Phân bố tại các mắt của thân
Cả cây Một và cây Hai lá mầm

Cây Hai lá mầm

Cây Một lá mầm

Tăng trưởng chiều dài

Tăng độ dày của thân

Tăng chiều dài của lóng

* Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân? Sinh trưởng sơ cấp là gì?
* Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
* Sinh trưởng sơ cấp có ở thực vật nào?
* Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Một lá mầm và phần non của cây Hai lá mầm (ngọn cây)
* Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là gì?
* Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do hoạt động của mô phân sinh bên

* Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp?
* Kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?
* Tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
* Hãy nhận xét về vị trí, màu sắc, dạng mạch và chức năng của gỗ lõi và gỗ dác?
So sánh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp?
- Cây 1 lá mầm
- Chóp thân cây 2 lá mầm khi còn non

Cây 2 lá mầm
Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên
Làm tăng về chiều dài của cây
Làm tăng về bề ngang của cây

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
* Các nhân tố bên trong
- Tốc độ sinh trưởng của cây phụ thuộc vào từng loại cây, từng thời kì sinh trưởng
- Cơ sơ: Hoocmôn thực vật
* Các nhân tố bên ngoài
Nhiệt độ
Hàm lượng nước
ánh sáng
Ôxi
Dinh dưỡng khoáng
* Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm người ta có thể kết thúc ở giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không?
- Giai đoạn nẩy mầm (làm giá đỗ, mạch nha)
- Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh (trồng rau)
- Giai đoạn ra hoa (trồng hoa)
- Giai đoạn tạo quả và quả chín (trồng cây lấy quả)
- Giai đoạn kết hạt và hạt chín (trồng cây lấy hạt)
Củng cố
Câu 1. Thế nào là sinh trưởng của thực vật?

Câu 2. Sinh trưởng sơ cấp của cây là
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây thân gỗ do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh chỉ ở cây hai lá mầm
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh chỉ ở cây một lá mầm
Câu 3. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần, tầng sinh mạch
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 4. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của thân
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)