Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Phương | Ngày 09/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Cây đậu đã biến đổi như thế nào về kích thước của các cơ quan và cơ thể từ khi nhú mầm?
? Cây đậu đã tăng kích thước các cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cây lớn lên

ChươngIII.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM:


Sinh trưởng của thực vật là gì?
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào .

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP :
1) Các mô phân sinh :
a. Mô phân sinh là gì ?

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP:
1) Các mô phân sinh:
a. Mô phân sinh là gì ?
b. Các loại mô phân sinh:
Thảo luận nhóm: (5`)
Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi:


*Có mấy loại mô phân sinh ở TV một lá mầm và TV hai lá mầm?
*Chức năng của từng loại mô phân sinh?
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Tieát 36: SINH TRÖÔÛNG ÔÛ THÖÏC VAÄT
b. Caùc loaïi moâ phaân sinh:

+ Moâ phaân sinh ñænh: Coù ôû choài ñænh, choài naùch cuûa thaân (caønh), ñænh reã.
C/n : Laøm cho thaân vaø reã daøi ra
+ Moâ phaân sinh beân (taàng phaùt sinh): Sinh ra töø moâ phaân sinh ñænh (chæ coù ôû TV hai laù maàm).
C/n : Taêng beà daøy (ñöôøng kính) cuûa caây
+ Moâ phaân sinh loùng: Phaân boá taïi caùc maét, nôi laù gaén vaøo thaân (chæ coù ôû TV moät laù maàm).
C/n : Taêng chieàu daøi cuûa loùng

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Ở TV một lá mầm, nếu cắt bỏ mô phân sinh đỉnh thì thân cây có tiếp tục dài ra được không? Tại sao?

? Thân cây tiếp tục dài ra cả khi mô phân sinh đỉnh bị cắt bỏ, nhờ mô phân sinh lóng.
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
2) Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau: (7`)

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Cây 1 lá mầm và 2 lá mầm
Cây 2 lá mầm
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên (tầng phát sinh)
Do hoạt động NP của tế bào mô phân sinh đỉnh tạo ra
Do hoạt động NP của mô phân sinh bên tạo ra
Tăng chiều dài của thân và rễ.
Tăng bề dày(đường kính) của cây.
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

2) Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
a) Sinh trưởng sơ cấp:
Sinh trưởng sơ cấp là gì?
- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
? Kết quả: Làm tăng chiều dài của thân và rễ.
b) Sinh trưởng thứ cấp:
Sinh trưởng thứ cấp là gì?
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên (tầng phát sinh) hoạt động tạo ra.
? Kết quả: Làm tăng đường kính của thân cây, tạo gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.


Quan sát hình cho biết cấu tạo của cây thân gỗ?
+ Gỗ lõi (ròng): màu sẫm ở trung tâm của thân (rễ), gồm những tế gỗ thứ cấp già .
? C/N: Nâng đỡ cho cây
+ Gỗ dác: màu sáng kế theo phía ngoài, gồm những tế bào gỗ thứ cấp trẻ hơn.
? C/N: Vận chuyển nước và ion khoáng
+ Vỏ cây (bần): Do tầng sinh bần tạo ra.
? C/N:Bảo vệ cây
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
b) Sinh trưởng thứ cấp:

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
b) Sinh trưởng thứ cấp:

Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

? Từ vòng năm

+ Các vòng đồng tâm với màu sáng và tối xen kẽ là vòng năm.
+ Dựa vào vòng năm xác định tuổi cây, chất lượng gỗ tốt hay xấu, già hay trẻ.
* Dựa vào vòng gỗ, xác định tuổi cây như thế nào ?
? Mỗi năm cây cho một vòng gỗ màu sáng (sinh trưởng vào mùa mưa) và một vòng gỗ màu sẫm (sinh trưởng vào mùa khô).
* Quan sát thân cây cắt ngang thấy có 5 vòng sáng và 5 vòng tối xen kẽ nhau.Hỏi cây đó mấy tuổi?
? 5 tuổi




* Vòng năm là gì? Vai trò của vòng năm trong lâm nghiệp và mặt hàng gỗ?
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:
Các nhân tố bên trong:
Các nhân tố bên trong nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây? Lấy VD cho mỗi nhân tố .
- Đặc điểm di truyền, thời kỳ sinh trưởng của giống, loài cây.
- Hoocmon thực vật:Auxin, giberelin, xitokinin, Axit abxixic, .

Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:
b. Các nhân tố bên ngoài:
Các nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây? Vai trò của mỗi nhân tố ?
- Nhiệt độ
- Hàm lượng nước
- A�nh sáng
- Oxi
- Dinh dưỡng khoáng


SGK
Tiết 36: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:
b. Các nhân tố bên ngoài:

Sự hiểu biết về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng thực vật được vận dụng như thế nào trong trồng trọt ?

? Trồng cây đúng mùa vụ, nhập nội giống, luân canh, xen canh, làm cỏ, tưới nước, bón phân thích hợp,.
CÂU HỎI KIỂM TRA
1.Ở thực vật Hai lá mầm,thân và rễ dài ra là hoạt động của:
A.Mô phân sinh đỉnh B.Mô phân sinh bên
C.Mô phân sinh lóng D.Mô phân sinh cành
2.Loại mô phân sinh chỉ có ở cây một lá mầm là:
A.Mô phân sinh bên
B.Mô phân sinh đỉnh thân
C.Mô phân sinh lóng
D.Mô phân sinh đỉnh rễ


CÂU HỎI KIỂM TRA

3.Thân của cây cau, cây dừa cao lớn được hình thành nhờ kiểu sinh trưởng nào (sơ cấp hoặc thứ cấp hoặc cả hai) ?

?Sinh trưởng sơ cấp

4. Cây trồng trong tối có hiện tượng mọc vống, tại sao?

? Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn. Mặc khác, ở trong tối cây ít bị mất nước hơn.

CÂU HỎI KIỂM TRA
a.Cây trồng trong tối b.Cây trồng ngoài sáng
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Học bài và làm các câu hỏi và bài tập trang 138 SGK.
2. Chuẩn bị bài mới: Phân biệt các loại hoocmon thực vật theo bảng sau:

Kính chúc quí thầy cô và các em học sinh sức khỏe, chào tạm biệt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)