Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật

Chia sẻ bởi Huỳnh Đăng Bách | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 34:
Sinh trưởng ở thực vật
I/ KHÁI NIỆM:
1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển:
Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào , mô, cơ quan của cơ thể thực vật.
Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa
Phát triển : là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật.
Ví dụ : Từ hạt hình thành cây mầm.
Từ mô phân sinh đỉnh phân hóa hình thành hoa. Sự thụ tinh hình thành hạt ....
Sự phát triển bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau : sự sinh trưởng , phân hóa và phát sinh hình thái.
2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển :
Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình cùng song song tồn tại trong cơ thể thực vật .Sinh trưởng bao hàm cả phát triển, phát triển kèm theo sinh trưởng. Tuy nhiên xét ở một thời điểm nhất định nào đó thì sinh trưởng có thể không kèm phát triển và phát triển không có sinh trưởng.
3. Chu kì sinh trưởng và phát triển:
Tùy theo thực vật có thời gian sinh trưởng, phát triển , ra hoa trong 1 năm , 2 năm hay nhiều năm mà chia thực vật thành cây có chu trình sống 1 năm , 2 năm hay nhiều năm. Chu trình sống là toàn bộ những biến đổi sinh lí, sinh hóa diễn ra trong hợp tử hoặc mầm sinh trưởng ( đối với cây sinh sản vô tính ) được hình thánh cho đến khi ra hoa kết quả và chết.
II/ SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP Ở THỰC VẬT:
1. Sinh trưởng sơ cấp:
Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh
Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm
Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non

2. Sinh trưởng thứ cấp:
Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra so sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên.
Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm . Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt.
Sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.
Hypoxis với bao hoa và gân lá song song điển hình của thực vật một lá mầm
Cây thầu dầu non, một chứng cứ rõ ràng về hai lá mầm của nó
Hemerocallis longituba (Hoa Hiên) Một Lá Mầm
Magnolia Watsoni
Hai Lá Mầm
Một lá mầm và chóp thân 2 lá mầm khi còn non
Hai lá mầm
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên( tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch)
Xếp lộn xộn
Xếp chồng chất

lớn
sinh trưởng chiều cao
Sinh trưởng bề ngang
1 năm
Nhiều năm
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP
III/ NHÂN TỐ HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
1. Nhân tố bên trong
Đó là các phytohocmon (hocmon thực vật): các chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng.
Nhóm chất kích thích : auxin, giberellin, xytokinin
Nhóm chất ức chế : axit abscisic và êtylen , phênol.
2. Nhân tố bên ngoài:
Nhiệt độ : ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 250-35oc.
Ví dụ :
Lúa mạch: totối thiểu là 0- 5 độ , tối ưu là 25-30, tối đa là 31-37 độ
Ngô:to tối thiểu 5-10, tối ưu 30-35,tối đa là 40-50
Lúa: t o tối thiểu 10-12, tối ưu 28-35, tối đa 40-47
Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của dây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau
Ánh sáng:có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa .
Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm
Củng cố
Câu1: Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành:
A. Mô của rễ
B. Mô libe
C. Tán lá
D. Phân hóa và rụng
Câu 2: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây được bắt đầu từ:
A. khi ra hoa đến lúc cây chết
B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.
Câu 3: Lá và thân cây một lá mầm có đặc điểm nào?
A. gân lá song song, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch.
B. gân lá song song, bó mạch của thân xếp lộn xộn.
C. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch.
D. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp lộn xộn.
Câu 4: Cho các chất gồm auxin, axit abxixic, xitôkinin, phênol, gibêrelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là:
A. axit abxixic, phênol
B. auxin, gibêrelin, xitôkinin
C. axit abxixic, phênol, xitôkinin
D. tất cả các hợp chất trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Đăng Bách
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)