Bài 34. Kính thiên văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Kính thiên văn thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Những hiện tượng thiên văn
Năm
2010
Nội Dung
+ Cuộc gặp gỡ giữa các vì sao
+ Thiên Thực
+ Nhật Thực Nguyệt Thực
+ Sao Chổi và Mưa Sao Băng
Sự Gặp Gỡ Giữa Các Ngôi Sao
Theo nhà thiên văn học VSH, Hội thiên văn vũ trụ Siêu Việt, năm 2010 là năm chứng kiến rất nhiều sự gặp gỡ của các vì sao. Ngày 4/4/2010 sao Kim và sao Thủy nằm cạnh nhau. Hai hành tinh này tạo thành cặp đôi về phía bầu trời Tây Bắc ngay sau khi Mặt trời lặn.
Ảnh Chụp từ một làng quê ở Hà Nội
Trong khoảng thời gian trên, hai hành tinh này sẽ chỉ cách nhau không quá 5 độ. Sao Kim ở về bên trái và hơi cao hơn sao Thủy một chút và đương nhiên sao Kim sáng hơn sao Thủy.
Vào 19h:13ph ngày 4/4, chúng ở gần nhau nhất, chỉ cách nhau có 3,083 độ
Sao Thuỷ
Đến ngày 6/6, ta có thể xem tới hai cặp bài trùng Sao Hỏa màu cam đi ngang qua Regulus, một ngôi sao thực thụ, chỉ cách chưa đầy 1 độ.
Tới thời gian đó, sao Hỏa chỉ còn là một chấm sáng ngay cả khi ta nhìn qua một kính thiên văn loại lớn.
Cũng vào đêm đó, sao Mộc sẽ “đi cùng” sao Thiên vương…
Ngày 1/8, cuộc diễu hành của bộ ba hành tinh sao Hỏa, sao Thổ và sao Kim. Sao Hỏa- sao Thổ chỉ cách 2 độ, và sao Kim cũng trượt nhanh qua với khoảng cách chỉ có 3 độ sau đó 9 ngày.
.
21h ngày12/8/2010 Bộ ba hành tinh trên sẽ tạo thành một hình tượng mà có nhà thiên văn gọi là “Trio” (chân kiềng) khi chúng nằm vừa lọt một hình tròn với đường kính chưa tới 5 độ
Thiên Thực
Mặt Trăng che sao Kim bắt đầu từ:18h24ph 16/5/2010 đến 19h15ph16/5/2010 thì kết thúc.
Ảnh Minh Hoạ
Nhật Thực Nguyệt Thực
Năm 2010 có 2 lần Nhật Thực và 2 lần Nguyệt Thực
Cụ thể:15h47ph 15/1/2010 nhật thực 1 phần (VN xem được)
02h34ph 12/7/2010 nhật thực toàn phần (VN đang nửa đêm)
18h39ph 26/6/2010 nguyêt thực một phần (VN xem được)
15h18ph 21/12/2010 nguyệt thực toàn phần (VN đang chiều)
Nguyệt thực 26/6/2010
Giờ Việt Nam
Nhật Thực 12/7/2010
Nguyệt Thực 21/12/2010
Vào 30/10/2010, sao chổi bay gần Trái đất. Sao chổi Hartley 2 sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách 11,2 triệu dặm (gần 18 triệu km),
Sao Chổi
1 tuần sau sao chổi này tiến gần tới Mặt trời nhất.
Mưa Sao Băng
Nhà thiên văn học VSH cũng cho biết ngày 12/8, sẽ xuất hiện các đợt mưa sao băng Perseid. Trong điều kiện trời trong, đủ tối có thể đếm được tới 90 sao băng trong một giờ (hơn 1 vệt/ 1 phút).
Một trận mưa sao băng nữa vào ngày 14/12, sao băng Geminid. Mặc dù vào thời gian đó có trăng, nhưng Mặt trăng sẽ lặn ngay sau lúc nửa đêm và để lại bầu trời tối đen. Khả năng có tới 120 sao băng trong một giờ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)