Bài 34. Kính thiên văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Kính thiên văn thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

100 CÂU HỎI HAY VỀ THIÊN VĂN
Phần I: VŨ TRỤ
Tác giả: Nguyễn Hùng. Trung tâm thiên văn học Siêu Việt - VSH
VSH
Câu 1
Vì sao phải nghiên cứu thiên văn học?
Thiên văn học giúp con người khám phá ra bộ mặt thật của thiên nhiên. Mấy nghìn năm qua, loài người đã có lúc nhận thức sai lầm về tính chất của Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và cấu tạo của vũ trụ. Nếu như không có ngành Thiên văn học thì chắc chắn những nhận thức sai lầm đó vẫn còn xảy ra. Nhà thiên văn học Ba Lan Copernic đã vứt bỏ những trói buộc hàng nghìn năm của thế lực tôn giáo phản động, đưa ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm), giúp nhân loại tiến một bước khá dài nhận thức về vũ trụ. Ngày nay cả các chú bé học sinh cấp I cũng biết rõ chân lý "Trái đất hình tròn". Thế nhưng ngày nay vẫn còn một số người lợi dụng việc loài người tạm thời chưa giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên để bán rao thuyết vũ trụ duy tâm đủ màu sắc. Họ tuyên truyền nào là thế giới phi vạn chất, vũ trụ có giới hạn về không gian và thời gian, con người không thể nhận thức được vũ trụ. Vì vậy có thể thấy, ngày nay ngành Thiên văn học vẫn đang có cuộc đấu tranh giữa hai loại quan niệm vũ trụ và nhận thức luận.
Ngày nay ngành Thiên văn học đã có những bước phát triển mới. Ngành Thiên văn học ngày nay gồm nhiều bộ môn và lập ra nhiều loại lịch khác nhau. Những loại lịch này không nhũng phục vụ đời sống hàng ngày của con người mà cũng rất cần thiết cho các công việc trắc địa, hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học v.v... Thời gian là vấn đề thường gặp trong đời sống thường ngày của con người. Khoa học cận đại càng đòi hỏi ghi chép thời gian chuẩn xác. Các đài thiên văn đã gánh vác trách nhiệm này.
Trong thời đại con người đã bước lên tàu vũ trụ, ngành Thiên văn học đang tập trung tinh hoa trí tuệ của loài người để nghiên cứu nhận thức thiên nhiên. Nếu như có ai đó không hiểu biết gì những thành quả vĩ đại của ngành Thiên văn học hiện đại thì chứng tỏ người đó chưa được đào tạo trong nhà trường. Bởi vậy nhiều nước trên thế giới đã đưa ra môn thiên văn học vào chương trình giáo dục trung học. Trên đây chúng ta mới chỉ giới thiệu qua về sự phát triển và ứng dụng của thiên văn học. Qua đó có thể thấy thiên văn học có tác dụng thúc đẩy khoa học hiện đại, thiên văn học là một trong những ngành khoa học quan trọng để nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên.
Câu 2: Vũ trụ cấu tạo như thế nào?
Vũ trụ do vật chất tạo thành, trong vũ trụ bao la có vô vàn vật chất đang vận động. Trái đất chúng ta đang ở trên đó chỉ là một hành tinh lớn trong hệ Mặt trời. Hệ Mặt trời có tất cả 8 hành tinh: sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Ngoài 8 hành tinh kể trên, trong hệ Mặt trời còn có 40 vệ tinh (gồm cả Mặt trăng) và rất nhiều tiểu hành tinh khác. Những thiên thể đó tạo thành hệ Mặt trời và cách Trái đất không xa lắm, chúng được loài người sống trên trái đất nghiên cứu khá kỹ lưỡng.
Vào những đêm đẹp trời, chỉ bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy vô vàn vì sao nhấp nháy trên bầu trời, tuyệt đại đa số những vì sao đó đều giống Mặt trời ở điểm phát sáng và phát nhiệt. Trong hệ Ngân hà có tới hơn 100 tỉ sao như vậy, mỗi sao có đặc điểm riêng. Có những sao rất sáng, cường độ ánh sáng của Mặt trời, những sao đó gọi là sao khổng lồ (cự tinh). Có sao còn sáng gấp hàng triệu tới vài triệu lần mặt trời, gọi là sao siêu khổng lồ (siêu cự tinh). Những sao có cường độ ánh sáng thấp gọi là sao lùn, có những sao lùn chỉ có cường độ ánh sáng băng một phần mấy vạn cường độ ánh sáng của Mặt trời. Các siêu cự tinh xứng đáng là những người khổng lồ trong thiên hà, thể tích của chúng rất lớn, có siêu cự tinh còn lớn hơn cả quỹ đạo của sao Mộc quay quanh mặt trời.
Trong Thiên hà có những vì sao luôn thay đổi độ sáng gọi là sao đổi ánh (biến tính). Có sao thay đổi độ sáng theo quy luật nhất định, có sao chẳng theo quy luật nào hết. Hiện nay các nhà thiên văn đã phát hiện ra hơn 2 vạn sao đổi ánh. Trên bầu trời có khi đột nhiên xuất hiện một sao rất sáng, cường độ ánh sáng cũng thay đổi rất nhanh và rất mạnh, chỉ trong vòng 2 - 3 ngày cường độ ánh sáng của sao đó tăng lên hàng vạn thậm chí hàng triệu lần. Xưa nay người ta gọi những sao đó là sao mới (người Trung Quốc gọi là sao khách). Thực ra những sao mới đó không có gì mới cả, cũng không phải là "khách" trong vũ trụ. Vấn đề là những sao đó vốn rất mờ nhạt bỗng dưng sáng mà thôi. Ngoài ra trên bầu trời thỉnh thoảng xuất hiện một vài vì sao đột nhiên tăng độ sáng tới mấy chục triệu lần, thậm chí mấy trăm triệu lần, người ta gọi chúng là "siêu sao mới". Các điều ghi chép của sử sách trung quốc cho biết, kể từ trước Công nguyên đến nay, có khoảng 90 siêu sao mới đã xuất hiện trong hệ Ngân hà.
Câu 3 Vũ trụ rộng lớn đến đâu?
Đối với con người, trái đất là vật thể khổng lồ. Thật vậy, bán kính trung bình của trái đất là 6.371 kilômet. Nhưng so với Mặt trời thì Trái đất chỉ là cậu bé tí hon. Nếu Mặt trời là một quả cầu rỗng thì nó có thể chứa được một triệu ba mươi vạn Trái đất. Tuy vậy Mặt trời mới chỉ là một thiên thể cỡ trung bình trong hệ Ngân hà. Trong hệ Ngân hà mênh mông có khoảng hơn 100 triệu thiên thể to bằng Mặt trời thậm chí lớn hơn Mặt trời. Có thể bạn cho rằng không còn không gian nào lớn hơn hệ Ngân hà. Không phải vậy, các nhà thiên văn học dùng kính viễn vọng hiện đại nhất đã phát hiện ra hơn một tỉ hệ thống không gian như hệ Ngân hà gọi là "tinh hệ ngoài Ngân hà", đó là chưa kể những tinh hệ quá xa Trái đất mà con người chưa phát hiện ra. Tất cả những tinh hệ đều nằm trong một tập đoàn tinh hệ gọi là tổng tinh hệ.
Ngày nay cho dù các kính viễn vọng thiên văn lớn nhất đã nhìn thấy các tinh hệ cách xa Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng, nhưng tầm nhìn đó vẫn chưa vượt quá phạm vi tổng tinh hệ. Vậy tổng tinh hệ rộng lớn đến đâu? Hiện nay con người vẫn chưa biết giới hạn tận cùng của tổng tinh hệ, cũng như trung tâm của tổng tinh hệ ở chỗ nào. Trong tương lai, các nhà khoa học có thể tìm thấy giới hạn của tổng tinh hệ nhưng sẽ vẫn chưa tìm thấy được giới hạn của vũ trụ. Bởi vì bên ngoài tổng tinh hệ chắc chắn sẽ còn các thiên thể và các hệ thống thiên thể khác nữa vẫn chưa khám phá ra. Vậy bạn có đồng ý rằng vũ trụ không có giới hạn không? Không những vậy, "tuổi" của vũ trụ cũng không có giới hạn. Vũ trụ không có ngày sinh và cũng không có ngày tận số.
Câu 4 Trên trời có bao nhiêu sao?
Những đêm trời quang mây tạnh, trên bầu trời xuất hiện chi chít những vì sao nhấp nháy to nhỏ khác nhau. Xưa nay nhiều người cho rằng không thể đếm hết các vì sao trên trời, bởi vậy dân gian mới có câu "nhiều như sao trên trời". Các nhà thiên văn căn cứ vào vị trí khu vực của các vì sao trên trời và chia thành 88 chòm sao, đồng thời căn cứ vào cường độ ánh sáng của từng vì sao để chia thành các cấp: sao thật sáng là cấp 1, tiếp đó là cấp 2, cấp 3, ... Mắt chúng ta nhìn thấy những vì sao mờ nhất đó là vì sao cấp 6. Chỉ cần chúng ta kiên trì đếm hết các chòm sao, rồi một chòm nữa đồng thời ghi chép cấp bậc cả các vì sao trong mỗi nhóm thì chỉ trong vài buổi tối chúng ta có thể đếm hết được các vì sao trên trời mà chúng ta nhìn thấy. Thực ra tổng số sao trên trời mà mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta đoán. Ví dụ: sao cấp 1 chỉ có 20 ngôi, sao cấp 2 có 46 ngôi, sao cấp 3 có 134 ngôi, sao cấp 4 có 458 ngôi, sao cấp 5 có 1476 ngôi, sao cấp 6 có 4840 ngôi. Tổng số các ngôi sao từ cấp 1 đến cấp 6 chỉ có 6.974 ngôi, không nhiều bằng số hạt cơm trong một bát cơm.
Tuy vậy, một người trong cùng một thời gian chỉ có thể nhìn thấy nửa bầu trời, còn nửa bầu trời kia nằm phía dưới đường chân trời mà ta không nhìn thấy. Hơn nữa những vì sao ở gần đường chân trời do ảnh hưởng sức hút của tầng khí quyển Trái đất nên chúng ta không nhìn thấy. Bởi vậy, vào bất cứ thời điểm nào, một người trên Trái đất cũng chỉ có thể nhìn thấy khoảng 5000 vì sao trên bầu trời. Nhưng nếu chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng thì kết quả nhìn được sẽ khác hẳn. Dù chỉ quan sát bằng kính viễn vọng cỡ nhỏ nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng 5 vạn vì sao. Nếu quan sát bằng kính viễn vọng lớn nhất và hiện đại nhất, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng trên một tỉ sao.
Thực ra số lượng sao trên bầu trời còn nhiều hơn nữa. Có những sao cách Trái đất quá xa dù chúng ta quan sát bằng kính viễn vọng hiện đại nhất cũng không nhìn thấy. Một số tinh hệ vì cách Trái đất quá xa chỉ hiện ra trong kính viễn vọng lớn nhất một chấm sáng lò mờ, nhưng trong chấm sáng lờ mờ đó có chứa tới hàng tỉ sao lớn bé. Vũ trụ là vô cùng tận. Những gì mà các nhà khoa học thiên văn nhìn thấy trong vũ trụ mới chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ. Trong vũ trụ có bao nhiêu tinh hệ khổng lồ? Trong vũ trụ có tồn tại những thiên thể và hệ thống thiên thể mà con người chưa khám phá ra không? Đó là những câu hỏi mà các nhà thiên văn đến nay vẫn chưa giải đáp được.
Câu 5 Tại sao trong thiên văn học dùng năm ánh sáng để đo khoảng cách?
Trong thiên văn học cũng dùng kilomet làm đơn vị đo khoảng cách, ví dụ bán kính đường xích đạo của trái đất dài 6.378 km, đường kính Mặt trăng dài 384.400 km. Nhưng nếu dùng kilomet làm đơn vị đo quá ư nhỏ bé và rất không tiện lợi. Ví dụ sao Biling ( a Centauri) là sao ở gần Trái đất và nhất và cách. Trái đất khoảng 40.000.000.000.000km. Bạn thâý đó viết được con số trên khá nhiều phiền phức, đọc cũng rất khó và đó mới chỉ là sao cách trái đất gần nhất. Các sao và chòm sao khác còn cách trái đất rất xa và rất xa nữa.
Các nhà khoa học phát hiện ra tốc độ của ánh sáng nhanh nhất, trong một giây, ánh sáng đi được khoảng cách dài 299.792.458 km. Nếu ta lấy "giây ánh sáng" làm đơn vị đo khoảng cách thì đợn vị này gấp 30 vạn lần kilomet. Vậy có thể dùng đơn vị "phút ánh sáng", "ngày ánh sáng", để đo khoảng cách trong thiên văn học được không? Được! Nhưng những đơn vị đó vẫn còn quá nhỏ để đo khoảng cách giữa các hành tinh. Bởi vậy các nhà khoa học thiên văn đã chọn đơn vị "năm ánh sáng". Trong một năm, ánh sáng đi được khoảng cách độ 1 vạn tỉ kilomet (10.000.000.000.000 km). Ngày nay, năm ánh sáng đã trở thành đơn vị cơ bản đo đạc trong thiên văn học dùng để xác định khoảng cách giữa các thiên thể. Ví dụ: khoảng cách giữa sao Biling với traí đất là 4,22 năm ánh sáng. Sao Ngưu Lang cách trái đất 16 năm ánh sáng, sao Chức Nữ cách trái đất 26,3 năm ánh sáng. Các tinh hệ ngoài hệ ngân hà mà mắt chúng ta nhìn thấy còn cách trái đất xa hơn nữa. Ví dụ: Chòm sao Tiên nữ cách trái đất 2,2 triệu năm ánh sáng.
Hiện nay các nhà thiên văn đã phát hiện ra thiên thể cách xa trái đất nhất là hơn 10 tỉ năm ánh sáng. Năm ánh sáng còn dùng để xác định mức độ nhỏ to và phạm vi của các thiên thể. Ví dụ: đường kính hệ ngân hà dài 10 vạn năm ánh sáng. Rõ ràng là với những khoảng cách đó khó ai có thể tính bằng kilomet.
Trong thiên văn học còn sử dụng 1 loại đơn vị nữa để đo khoảng cách, đó là "đơn vị thiên văn" là khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời ( khoảng 149,6 triệu kilomet). Đơn vị thiên văn chủ yếu dùng để đo khoảng cách giữa các thiên thể trong hệ mặt trời. Ngoài ra trong thiên văn học còn dùng một loại đơn vị lớn hơn đơn vị "năm ánh sáng", đó là "chênh lệch giây" và gọi là pacsec, v.v... (1 pacses bằng 3,26 năm ánh sáng)
Câu 6 Vì sao các sao biết nháy mắt?
Sẩm tối mùa hè, mọi người đều thích ra sân hóng mát, lúc đó nhìn lên bầu trời , bạn sẽ thấy vô vàn các vì sao đang "nháy mắt "trên trời cao. Thực ra các vì sao không có mắt và chúng cũng không biết nháy mắt . Phải chăng do chúng ta nháy mắt nên ta có cảm giác các vì sao cũng nháy mắt ? Cũng không phải. Cho dù bạn cố mở to mắt nhìn thì các vì sao vẫn liên tục nhấp nháy lúc ẩn lúc hiện. Nguyên nhân vì sao vậy?
Đó là do lớp khí quyển quanh trái đất đang chuyển động luôn gây ra. Chúng ta đều biết lớp khí quyển không đứng yên mà luôn chuyển động, không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới, cộng với gió thổi từ nơi này đến nơi khác. Nếu như chúng ta nhuộm màu cho các loại phân tử không khí, chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy không khí chuyển động với màu sắc đẹp vô cùng.
Trước khi ánh sáng của các vì sao tới mắt chúng ta, nó phải xuyên qua nhiều lớp không khí trong tầng khí quyển. Các lớp không khí có nhiệt độ nóng lạnh khác nhau, độ đậm đặc cũng khác nhau, vì thế ánh sáng của các vì sao phải qua nhiều lớp khúc xạ khác nhau, lúc hội tụ, lúc phân tán. Bởi vậy chúng ta nhìn các vì sao sẽ thấy chúng nhấp nháy lúc tỏ lúc mờ giống như "nháy mắt" vậy.
Câu 7 Vì sao đêm mùa hè nhìn thấy sao nhiều hơn đêm mùa đông?
Những đêm hè trời quang mây tạnh, nhin lên bầu trời chúng ta sẽ thấy bầu trời chúng ta sẽ thấy bầu trời dầy đặc các vì sao và rõ ràng là nhiều hơn những đêm mùa đông. Tại sao vậy? Việc này liên quan đến dải Ngân Hà vì hầu hết những sao mà mắt chúng ta nhìn thấy đều thuộc hệ Ngân Hà . Trong hệ Ngân Hà có khoảng 100 tỉ sao và chủ yếu phân bố trong một chiếc "bánh tròn". Phần giữa chiếc "bánh tròn" này hơi dầy hơn chung quanh. ánh sáng đi từ phía mép "bánh" bên này đến phía bên kia mép " bánh" mất 10 vạn năm ánh sáng; đi từ mặt trên "bánh" xuống mặt dưới "bánh" cũng phải mất 1 vạn năm ánh sáng.
Mặt trời và những hành tinh láng giềng của hệ Mặt trời đều nằm trong hệ Ngân Hà, hầu hết những sao chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường đều nằm trong hệ Ngân Hà. Nếu hệ Mặt trời nằm ở giữa hệ Ngân Hà, thì dù chúng ta nhìn từ phía nào cũng thấy số lượng sao trên trời nhiều như nhau. Thế nhưng hệ Mặt trời cách trung tâm Ngân Hà khoảng 3 vạn năm ánh sáng. Khi chúng ta nhìn về phía trung tâm Ngân Hà sẽ thấy ở khu vực đó dầy đặc các vì sao. Ngược lại nếu nhìn về phía đối diện trung tâm Ngân Hà sẽ chỉ nhìn thấy một số ít sao trong một phần hệ Ngân Hà.
Trái đất không ngừng quay quanh Mặt trời. Về mùa hè Trái đất chuyển động đến khu vực giữa Mặt trời và hệ Ngân Hà gọi là Đới Ngân Hà. Đới Ngân Hà là khu vực chủ yếu của hệ Ngân Hà tập trung nhiều sao của hệ Ngân hà. Bầu trời đêm mùa hè chúng ta nhìn thấy chính là Đới Ngân Hà. Bởi vậy đêm mùa hè chúng ta nhìn thấy Đới Ngân Hà dầy đặc các vì sao. Vào mùa đông và các mùa khác, khu vực Đới Ngân Hà mà chúng ta nhìn thấy lúc xuất hiện vào ban ngày, lúc xuất hiện vào buổi sáng sớm , có lúc không phải ở giữa không trung mà ở đường chân trời. Bởi vậy chúng ta khó có thể quan sát được khu vực Đới Ngân Hà - nơi tập trung nhiều sao - vào buổi tối mùa đông và các mùa khác.
Câu 8 Vì sao trên bầu trời có sao sáng, có sao mờ?
Trên bầu trời có những sao rất sáng, nhưng có sao lại rất mờ nhạt. Có thể bạn nghĩ rằng sao sáng là sao lớn, sao mờ là sao nhỏ? Nếu suy diễn theo cách nghĩ đó của bạn thì trên trời sẽ không có sao nào lớn hơn Mặt trời và Mặt trăng, vì rõ ràng là không có sao nào sáng hơn Mặt trời và Mặt trăng. Thực tế không phải như vậy, nguyên nhân quyết định độ sáng của các vì sao là khả năng phát sáng của chúng. Chúng ta đều biết rằng, bóng đèn điện 60w sáng hơn bóng đèn điện 20w. Các sao cũng vậy, khả năng phát sáng của chúng chênh lệch nhau hơn 10 tỉ lần. Một nguyên nhân khác là khoảng cách từ các sao tới Trái đất xa gần khác nhau, sao nào càng gần Trái đất thì càng sáng.
Câu 9 Vậy các sao cách chúng ta bao xa?
Hãy xem xét sao Biling là sao gần Trái đất nhất ( khoảng 4,22 năm ánh sáng). Nếu trên sao Biling xảy ra 1 số vụ nổ hạt nhân lớn thì phải sau 4 năm 3 tháng chúng ta mới nhìn thấy ánh sáng của vụ nổ đó. Đó mới chỉ là sao cách Trái đất gần nhất, chưa kể những sao còn cách xa Trái đất tới mấy vạn năm ánh sáng. Kích thước to nhỏ của các vì sao không liên quan đến độ sáng của chúng. Sao lớn không nhất định có cường độ ánh sáng mạnh. Có sao nhìn rất mờ nhưng lại là sao rất lớn. Ví dụ như: buổi chiều tối mùa hè ta thường thấy xuất hiện một sao đỏ trên bầu trời phía Nam, đó là sao Tâm Tú 2 cách Trái đất khoảng 410 năm ánh sáng.
Tuy ta nhìn thấy sao Tâm Tú 2 (ở ta thường gọi là sao Thương, trên thế giới gọi là Antares, a Scorpii) chỉ là một điểm sáng nhỏ, nhưng thể tích của nó lớn gấp 220 triệu lần Mặt trời. Nghĩa là phải gộp 220 triệu Mặt trời lại mới to bằng sao Tâm Tú 2, hoặc nói cách khác là Mặt trời có thể dắt theo Trái đất, sao Thuỷ, sao Kim và sao Hoả với khoảng cách y nguyên như hiện nay tới du lịch trong lòng sao Tâm Tú 2.
Chưa hết, có sao khác còn lớn hơn sao Tâm Tú 2, đó là sao Trụ 6 (Capella) trong chòm sao Ngự phu. Đây là một trong hai sao lớn nhất trong vũ trụ mà con người nhìn thấy, Sao Trụ 6 có thể tích gấp 20 tỉ lần Mặt trời. Tuy khổng lồ như vậy nhưng hai sao cực lớn đó lại phát sáng không mạnh bằng các sao nhỏ hơn. Ngược lại, có một số sao nhìn rất sáng nhưng lại rất nhỏ trong thiên văn học gọi là sao lùn trắng ví dụ như bên cạnh sao Thiên Lang có một sao rất nhỏ đường kính chỉ bằng 1/140 đường kính Mặt trời, nhưng lại là sao rất sáng.
Câu10 Sóng điện từ đến từ vũ trụ cho chúng ta biết gì?
Mắt người chỉ có thể tiếp thụ và nhìn thấy ánh sáng. Nhiều thế kỷ qua các nhà Thiên văn chỉ nghiên cứu các thiên thể qua ánh sáng của chúng và gọi đó là " Thiên văn quang học". Hồi đầu thế kỷ này có người dự đoán nhân loại có thể sẽ nhận được sóng điện từ phát đi từ các thiên thể trong vũ trụ, nhưng do hạn chế về kỹ thuật, mãi đến năm 1931 một kỹ sư vô tuyến điện ở Mỹ tên là Janski trong khi nghiên cứu về nhiễu sóng điện từ đã phát hiện ra một sóng điện từ phát ra từ trung tâm Ngân hà. Từ đó mọi người mới chú ý tới sóng điện từ phát đi từ các thiên thể. Hơn 30 năm qua, kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, ngành Thiên văn học vô tuyến - một nhánh của ngành Thiên văn học - đã hình thành và phát triển rất nhanh.
Nếu ta coi Thiên văn quang học là một người lớn 30 tuổi thì Thiên văn vô tuyến chỉ là đứa trẻ mới sinh 3, 4 tháng. Nhưng đừng coi thường đứa trẻ thơ 3 tháng những thành tích nó đã đạt được đủ khiến người lớn 30 tuổi phải bái phục đấy. Nếu giơí thiệu tỉ mỉ những thành tích của nó thì phải viết thành tập sách dầy cộp. Nay chỉ chọn lọc và giới thiệu vài việc thôi. Mặt trời xưa nay luôn là mục tiêu quan tâm của các nhà thiên văn bởi vì Mặt trời có quan hệ rất mật thiết với Trái đất và có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Sóng điện từ trên Mặt trời chủ yếu được phát ra từ những tia sáng màu vàng nhạt khi có hiện tượng nhật thực và từ tầng mầu sắc của Mặt trời. Hiện tượng này có thể quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến. Sóng điện từ của Mặt trời có rất nhiều dạng khác nhau và bao gồm tất cả các bước sóng thế nhưng cho đến nay các nhà Thiên văn mới chỉ nghiên cứu các bước sóng trong phạm vi từ 3 centimet tới trên dưới 50 met..
Các vết đen trên Mặt trời nhiều hay ít chính là biểu hiện hoạt động của bề mặt Mặt trời mạnh hay yếu.
Khi hoạt động của bề mặt Mặt trời mạnh, trên Mặt trời thường xảy ra các vụ nổ điện từ cực mạnh, có khi chỉ trong một giây đột nhiên phát ra sóng điện tử rất mạnh, sau đó lại biến mất rất nhanh; có khi đột nhiên phát ra sóng điện từ mạnh và kéo dài khoảng một ngày. Cũng có khi năng lượng vô tuyến điện phát ra cực mạnh tương đương với sức mạnh của một triệu quả bom khinh khí. Khi Mặt trời không có vết đen thì những tia sáng màu vàng nhạt và tầng màu sắc của Mặt trời vẫn phát ra các loại sóng điện từ với các bước sóng khác nhau. Mỗi vụ nổ trên Mặt trời đều làm tăng sóng điện từ của Mặt trời lên mấy trăm, mấy nghìn lần, thậm chí hàng triệu lần. Hiện tượng này liên quan chặt chẽ với việc xuất hiện những đốm chói sáng bên cạnh những vết đen trên bề mặt Mặt trời.
Nếu chúng ta ví kính viễn vọng quang học là "con mắt nhìn nghìn dặm" của các nhà Thiên văn, thì kính viễn vọng vô tuyến điện của các nhà Thiên văn xứng đáng là " tai nghe tận cuối chiều gió". Kính viễn vọng vô tuyến điện có thể "nghe" được các "buổi phát thanh" phát đi từ vô số " đài phát thanh" vô tuyến điện trong vũ trụ, trong đó phần lớn sóng vô tuyến điện trong vũ trụ, trong đó phần lớn sóng vô tuyến điện vẫn chưa biết được phát đi từ đâu, các nhà khoa học Thiên văn mới chỉ nhận biết đựơc 1 số sóng vô tuyến điện phát đi từ các mảnh vỡ của các sao siêu mới, từ các tinh vân trong vũ trụ, từ 1 số đám sao cấu tạo đặc biệt bên ngoài hệ Ngân hà, từ sao neutron quay với tốc độ rất nhanh, v.v... Hiện nay, các nhà khoa học thiên văn đã "nghe" được những tin tức yếu ớt cách xa 10 tỉ năm ánh sáng, nghĩa là ngày nay chúng ta mới nhận được sóng điện từ của các thiênthể trong vũ trụ phát đi từ 10 tỉ năm về trước. Chúng ta quan trắc được các thiên thể càng xa tức là chúng ta đã nhìn thấy bộ mặt càng rộng của vũ trụ. Làn sóng điện từ đến từ vũ trụ càng xa, càng yếu sẽ cung cấp cho con người những tin tức cáng mới, càng lý thú hơn từ vũ trụ bao la.
Còn Tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)