Bài 34. Crom và hợp chất của crom

Chia sẻ bởi Trần Ngọc | Ngày 09/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Crom và hợp chất của crom thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 39
một số hợp chất của crom


1. Crom (II) oxit: CrO
CrO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước
CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối crom (II):
CrO +2HCl  CrCl2 +H2O

I – Hợp chất của crom(II)
CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hoá thành Crom (III) oxit Cr2O3
Crom(II) oxit
2. Crom (II) hiđroxit: Cr(OH)2
Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng.
Cr(OH)2 được điều chế từ muối Crom (II) với dd kiềm (không có không khí) :
CrCl2 + 2 NaOH Cr(OH)2 + 2NaCl
I – Hợp chất của crom(II)
CrCl2
Crom(II)hidroxit
Cr(OH)2 có tính bazơ, tác dụng với dd axit tạo thành muối crom(II)
I – Hợp chất của crom(II)
2. Crom (II) hiđroxit: Cr(OH)2
Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí Cr(OH)2 bị oxi hóa thành Cr(OH)3
Cr(OH)2 + 2HCl CrCl2 +2H2O
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O  4Cr(OH)3
3. Muối Crom (II):
Muối Crom (II) có tính khử mạnh. Thí dụ, dd muối CrCl2 tác dụng dễ dàng với khí clo,tạo thành muối crom(III) clorua:

2CrCl2 + Cl2  2CrCl3
Hay:

4CrCl2 + O2 + 4HCl  4CrCl3 + 2H2O





I – Hợp chất của crom(II)
+3
+2

I – Hợp chất của crom(III)
1. Crom (III) oxit
- Crom (III) oxit (Cr2O3) là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.
- Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
Text Box

Ôxít crom (III) (Cr2O3) là chất đánh bóng kim loại
với tên gọi phấn lục.
Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc,
vì thế nó được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp tạo ra màu vàng rực rỡ của thuốc nhuộm và sơn.
Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo.
I – Hợp chất của crom(III)
Crom(III) oxit
II– Hợp chất của crom(III)
2. Crom (III) hiđroxit: Cr(OH)3

- Crom (III) hiđroxit là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.
- Cr(OH)3 được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa muối crom(III) và dd bazơ:
CrCl3 +3NaOH  Cr(OH)3 + 3NaCl
- Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit mạnh và dung kiềm mạnh.
Cr(OH)3 + NaOH  Na[Cr(OH)4]( hay NaCrO2 .H2O)
(natri cromit)
Cr(OH)3 + 3HCl  CrCl3 + 3H2O
* Lưu ý: Ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Cromit
II– Hợp chất của crom(III)
3. Muối Crom (III):
Muối Crom (III) vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
Trong môi trường axit, Zn khử muối Cr(III) thành muối Cr(II)

2Cr (dd) + Zn  2Cr(dd) +Zn(dd)
Trong môi trường bazơ, Br2 oxi hoá muối Cr(III) thành Cr(VI):

2Cr (dd) +3Br2+ 16OH_ 
2CrO42-(dd) +6Br_(dd)+ 8H2O

Br2
+3
0
+6
+3
0
+2
+2
II – Hợp chất của crom(III)
Muối crom(III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế là muối sunfat kép crom-kali hay phèn crom-kali K2SO4.Cr(SO4)3.H2O (viết gọn là KCr(SO4)2.12H2O. Phèn crom-kali có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải

- Trong y học, clorua crom (III) hay picolinat crom (III) (CrCl3) như là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân. Crom hóa trị ba (Cr (III) hay Cr3+) là yêu cầu với khối lượng rất nhỏ cho quá trình trao đổi chất của đường trong cơ thể người và sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh gọi là thiếu hụt crom.


-Sulfat crom (III) (Cr2(SO4)3) được sử dụng như là chất nhuộm màu xanh lục trong các loại sơn, đồ gốm sứ, véc ni và mực cũng như trong quy trình mạ crom.
Axit cromic
I – Hợp chất của crom(VI)
1. Crom (VI) oxit
- Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn màu đỏ thẩm.
-CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
2CrO3 + 2NH3  Cr2O3 + N2+3H2O

III – Hợp chất của crom(VI)
- CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit H2Cr2O7:
CrO3 + H2O  H2CrO4
axit cromic
2CrO3 + H2O  H2Cr2O7
axit đicromic
2 axit này không tách ra được ở dạng yự do, chỉ tồn tại trong dd. Nếu tách khỏi dd, chúng sẽ bị phân hủy trở lại thành CrO3
Axít cromic có cấu trúc giả thuyết là H2CrO4. Cả axít cromic lẫn axít dicromic đều không có trong tự nhiên, nhưng các anion của chúng được tìm thấy trong nhiều loại hợp chất chứa crom.Triôxít crom (CrO3) là trạng thái anhydrit của axít cromic, được buôn bán trong công nghiệp dưới tên gọi "axít cromic".
III – Hợp chất của crom(VI)
Phèn crom-kali
Sắt mạ crom
III – Hợp chất của crom(VI)
2. Muối crom (VI)
- Khác với những axit cromic và đicromic, các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền.
Ví dụ:
 Muối cromat, như natri cromat (Na2CrO4) và kali cromat (K2CrO4),là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat CrO4 2- .
 Muối đicromat, như natri đicromat (Na2Cr2O7) và kali đicromat (K2Cr2O7), là muối của axit đicromic. Những muối này có màu da cam của ion đicromat Cr2O7 2- .
Dicromat kali là một chất ôxi hóa mạnh và là hợp chất ưa thích để làm vệ sinh các đồ bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm ra khỏi dấu vết của các chất hữu cơ. Nó được sử dụng dưới dạng dung dịch bão hòa trong axít sulfuric đậm đặc để rửa các thiết bị đó. Tuy nhiên, đối với mục đích này thì dung dịch dicromat natri đôi khi cũng được sử dụng do độ hòa tan cao hơn của nó (5 g/100 ml ở dicromat kali với 20 g/100 ml ở dicromat natri).
III – Hợp chất của crom(VI)
Màu lục crom là ôxít crom III (Cr2O3) màu lục, được sử dụng trong công việc vẽ trên men cũng như trong việc hãm màu thủy tinh. Màu vàng crom là chất nhuộm màu vàng có công thức PbCrO4, được các họa sĩ hay thợ sơn sử dụng.
III – Hợp chất của crom(VI)
III – Hợp chất của crom(VI)
Các muối cromat và đicrom mat có tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III).

Ví dụ:
III – Hợp chất của crom(VI)
-Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng:
Màu vàng
Màu da cam
Kali đicromat
Kali cromat
Ion hóa cromat
III – Hợp chất của crom(VI)

Dicromat kali (K2Cr2O7)là một thuốc thử hóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cẩn màu (ổn định màu) cho các thuốc nhuộm vải.
Hexacacbonyl crom (Cr(CO)6) được sử dụng làm phụ gia cho xăng.
Crom kim loại và các hợp chất crom (III) thông thường không được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng các hợp chất crom hóa trị sáu (crom VI) lại là độc hại nếu nuốt/hít phải. Liều tử vong của các hợp chất crom (VI) độc hại là khoảng nửa thìa trà vật liệu đó. Phần lớn các hợp chất crom (VI) gây kích thích mắt, da và màng nhầy. Phơi nhiễm kinh niên trước các hợp chất crom (VI) có thể gây ra tổn thương mắt vĩnh viễn, nếu không được xử lý đúng cách. Crom (VI) được công nhận là tác nhân gây ung thư ở người.
III – Hợp chất của crom(VI)
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng cho phép tối đa của crom (VI) trong nước uống là 0,05 miligam trên một lít.
Do các hợp chất của crom đã từng được sử dụng trong thuốc nhuộm và sơn cũng như trong thuộc da, nên các hợp chất này thông thường hay được tìm thấy trong đất và nước ngầm tại các khu vực công nghiệp đã bị bỏ hoang. Các loại sơn lót chứa crom hóa trị 6 vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng sửa chữa lại tàu vũ trụ và ô tô.
III – Hợp chất của crom(VI)
Mặc dù các trầm tích crom tự nhiên (crom nguyên chất) là khá hiếm, nhưng một vài mỏ crom kim loại tự nhiên đã được phát hiện. Mỏ Udachnaya tại Nga sản xuất các mẫu của crom kim loại tự nhiên. Mỏ này là các mạch ống chứa đá kimberlit giàu kim cương, và môi trường khử đã đưa ra sự hỗ trợ cần thiết để sản sinh ra cả crom kim loại lẫn kim cương.
III – Hợp chất của crom(VI)
(NH4)2Cr2O7
Mạ crom
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)