Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

Chia sẻ bởi Bùi Văn Cơ | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng
quý thầy cô giáo
về dự tiết học ngày hôm nay
G
D
Kiểm tra bài cũ
Trình bày đặc điểm của thể rắn (vật rắn)?Tại sao thể rắn (vật rắn) lại có hình dạng và thể tích xác định?
Chương VII
Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể
Chất rắn được phân loại như thế nào? Mỗi loại có những đặc điểm gì về cấu trúc và tính chất?
Bài 34
Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Một số hình ảnh về cấu trúc tinh thể và mạng tinh thể
1. Cấu trúc tinh thể
1. Cấu trúc tinh thể
1. Cấu trúc tinh thể
H1: Mạng tinh thể kim cương
H3: Tinh thể thạch anh(SiO2)
Cấu trúc tinh thể ( hay tinh thể) là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, iôn) liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
H2: Tinh thể muối ăn(NaCl)
H4: Mạng tinh thể than chì
2. Chất rắn kết tinh
- Cấu trúc:
- Đặc tính:
- Phân loại:
- Ứng dụng:
Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định
+ Các chất được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc khác nhau thì tính chất vật lý khác nhau.
+ Mỗi một chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở một áp suất cho trước
Chất rắn kết tinh có 2 loại
Chất rắn đơn tinh thể
Chất rắn đa tinh thể
Cấu tạo từ một tinh thể
Có tính dị hướng ( tính chất vật lý không giống nhau theo các hướng khác nhau)
Cấu tạo từ nhiều tinh thể liên kết hổn độn với nhau
- Có tính đẳng hướng ( tính chất vật lý giống nhau theo mọi hướng)
- Chất đơn tinh thể (Si), (Ge) dùng làm các linh kiên bán dẫn. Kim cương rất cứng được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính…
- Kim loại và hợp kim dùng trong công nghiệp luyện kim
VD:
H1: Mạng tinh thể kim cương
H2: Mạng tinh thể than chì
3. Chất rắn vô định hình
- Cấu trúc:
- Đặc tính:
- Ứng dụng:
Không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định
+ Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định
- Các chất vô định hình như thủy tinh, nhựa, cao su… , được dùng nhiều trong ngành công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng.
* Lưu ý: Một số chất rắn có thể tồn tại ở cả 2 dạng tinh thể (kết tinh) hoặc vô định hình: VD: Lưu huỳnh (S), đường…
+ Có tính đẳng hướng
CỦNG CỐ BÀI HỌC
?Lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Chất rắn
Chất rắn kết tinh
Chất rắn vô định hình
- có cấu trúc tinh thể - Có nhiệt độ nóng chảy xác định
- Không có cấu trúc tinh thể - Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Chất rắn đơn tinh thể
Chất rắn đa tinh thể
Có tính dị hướng
Có tính đẳng hướng
Có tính đẳng hướng
BÀI TẬP VÂN DỤNG
Câu 1: ( Bài 4 SGK): Phân loại chất rắn theo cách nào sau đây là đúng?
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình
B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình
D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất ?
A. Chất rắn đơn tinh thể chỉ có một tinh thể
B. Chất rắn đa tinh thể gồm nhiều loại tinh thể khác nhau
C. Chất rắn đơn tinh thể và đa tinh thể đều do nhiều tinh thể liên kết lại
D. Cả ba nhận xét trên đều đúng
Bài học chúng ta đến đây là kết thúc
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo
và các em học sinh đã tham dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Cơ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)