Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

Chia sẻ bởi Phạm Thị Vân Anh | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHẤT RẮN
Bài 50:
CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG
SỰ CHUYỂN THỂ
CHƯƠNG VII:
NỘI DUNG CHÍNH
Chất rắn kết và chất rắn vô định hình
1
2
3
Tinh thể và mạng tinh thể
Vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể
4
5
Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hính
Tính dị hướng
1. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Muối ăn
Thạch anh
Nhựa thông
Hắc ín
Quan sát: Cho bốn ảnh chụp của bốn vật rắn.
Hình dạng bên ngoài của chúng có gì khác nhau?
 Thế nào là chất rắn?
Các chất ở trạng thái rắn được gọi là chất rắn.
Hình dạng của muối ăn và thạch anh có những cạnh thẳng, mặt phẳng, góc đa diện.
Nhựa thông và hắc ín không có hình dạng cụ thể.
 Chất rắn được chia thành 2 loại: chất rắn kết tinh (như muối, thạch anh,...) và chất rắn vô định hình (như nhựa thông, hắc ín,…).
 Về hình dạng bên ngoài, chất rắn kết tinh có dạng hình học, còn chất rắn vô định hình không có dạng hình học
Lưu ý: một số chất rắn như đường, lưu huỳnh.. có thể tồn tại ở dạng tinh thể hay vô định hình tùy thuộc vào việc người ta làm nó rắn lại như thế nào.
2. Tinh thể và mạng tinh thể
 Tinh thể là gì?
Tinh thể là những kết cấu rắn có dạng hình học xác định.
Cấu trúc tinh thể muối ăn
Tinh thể Muối ăn có dạng hình lập phương được cấu trúc bỡi các ion Cl- và Na+ . Mỗi ion luôn dao động nhiệt quanh một vị trí cân bằng trùng với mỗi đỉnh của khối lập phương.
- Liên kết giữa chúng là liên kết ion. Liên kết này mạnh nên chất rắn thuộc loại này thường bền vững.
Tuyết
CuSO4
NaCl
Isulin
Lưu huỳnh
Thạch anh
HÌNH ẢNH MỘT SỐ TINH THỂ
 Quan sát và mô tả mạng tinh thể Kim cương?
Mạng tinh thể kim cương: các nguyên tử C liên kết theo mọi hướng đều giống nhau.
Cấu trúc tinh thể kim cương
 Quan sát và mô tả mạng tinh thể Than chì?
Mạng tinh thể than chì: mỗi nguyên tử C nằm ở đỉnh của một hình lục giác đều. Các hình này sắp xếp nối nhau tạo thành mạng phẳng. Các mạng phẳng sắp xếp song song cách đều nhau.
Cấu trúc tinh thể than chì
 Mạng tinh thể: Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học trong không gian xác định gọi là mạng tinh thể.
 
3. Vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể
 
 Thế nào là vật rắn đơn tinh thể?
 Một vật rắn chỉ được cấu tạo từ một tinh thể được gọi là vật rắn đơn tinh thể.
Muối ăn kết tinh
Thạch anh kết tinh
 Thế nào là vật rắn đa tinh thể?
 Một vật rắn chỉ được cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau được gọi là vật rắn đa tinh thể.
4. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
 
 Mỗi hạt cấu tạo nên tinh thể đứng yên hay dao động ?
 Mỗi hạt cấu tạo nên tinh thể không đứng yên mà luôn dao động quanh một vị trí cân bằng xác định trong mạng tinh thể. Chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt (ở chất kết tinh).
 Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng.
 Các vị trí cân bằng này được phân bố theo trật tự gần.
Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh.

5. Tính dị hướng.
 
 Dị hướng là gì ?
Dị hướng là theo các hướng khác nhau
 Đẳng hướng là gì ?
Đẳng hướng là chỉ theo một hướng.
Tính dị hướng: ở một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lý theo các phương khác nhau ở vật đó là không như nhau.
Trái với tính di hướng là tính đẳng hướng.

 Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
Vật rắn đa tinh thể và vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng.
Vật rắn vô định hình không có tính dị hướng vì nó không có cấu trúc tinh thể.
BÀI TẬP
HÃY CHỌN MỘT TRONG CÁC SỐ SAU
Mỗi chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)