Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Chia sẻ bởi Quan Dep Zai |
Ngày 09/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Thực hành: “Tập tính của các loài động vật”
Học sinh: Phùng Thế Quân
lớp 11A2
THPT Lê Quý Đôn
Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh.
- Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ví dụ: tập tính sinh sản
- Tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống): là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.
Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó.
Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.
Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
Ví dụ:
Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước, đó là tập tính bẩm sinh; còn tìm đưa sâu... đưa vào tổ là tập tính thứ sinh (ong vò vẽ học được rằng sâu bị tê liệt có thể làm thức ăn cho ong con)
5/ Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ:
Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động Vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao.
Ở nhiều động vật thuộc lớp Thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyết thơm, nước tiểu, … để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt.
Tổ chức theo trật tự lệ thuộc là đặc tính của hầu hết các động vật sống thành đàn. Trong 1 đàn sẽ có con đầu đàn thống trị các con còn lại. Con đầu đàn có ưu thế như vậy là nhờ thắng trận trong các trận đấu.
Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình. Con cái thường lựa chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất, cũng là con khỏe nhất. Kết bạn với những con đực như vậy có nguồn gen tốt sẽ cho những đứa con mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống.
6/ Tập tính di cư: là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.
Ví dụ: Những biểu hiện của “Di cư sinh sản”
Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản
- Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản.
- Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định.
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.
Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh.
Tập tính của động vật rất phong phú, phức tạp, và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng. Nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chẳng những thế, tập tính động vật cũng đem lại nhiều lợi ích cho thực vật và con người.
Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ o¬ng, bướm, kiến, ...).
- Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ.
- Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng (ví dụ như bọ hung).
- Giun phát sáng �châu Âu được coi như những con vật có lợi vì chúng tiêu diệt ốc và sên là những con phá hoại mùa màng.
Khi nuôi động vật, chúng ta cần lưu tâm đến tập tính của chúng, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp để chúng sống và phát triển bình thường phải tìm hiểu tập tính động vật của chúng để không làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nuôi
Vì vậy, nghiên cứu tập tính động vật của có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một số tập tính phổ biển của động vật
1/ Tập tính cư trú:
Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn…
Ví dụ: Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn, cũng có loài thích ứng rộng với độ mặnsống được ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá chình
2/ Tập tính kiếm ăn + săn mồi:
Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
3/ Tập tính kết đôi, hôn phối:
Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản. Đây luôn là một vấn đề hết sức thú vị của thế giới động vật.
Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi…
Ví dụ:
* Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.
* Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.
* Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái
* Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi, xây tổ, đẻ con và sau hết là nuôi con.
4/ Tập tính sinh sản + chăm sóc con:
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm..), ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….
Ví dụ:
* Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác.
* Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Tập tính săn mồi của động vật ăn thịt
Một số hình ảnh về động vật săn mồi:
Hổ săn trâu rừng
Chim diều hâu bắt rắn
Rắn bắt và ăn mồi
Tập tính kiếm ăn của một số đông vật
Một số hình ảnh về cách thức săn mồi của các loài động vật
Học sinh: Phùng Thế Quân
lớp 11A2
THPT Lê Quý Đôn
Dựa vào các đặc điểm của tập tính động vật, có thể phân biệt thành 2 nhóm tập tính chính là : tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh.
- Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Ví dụ: tập tính sinh sản
- Tập tính thứ sinh (tập tính học được trong đời sống): là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.
Ví dụ: Tập tính chống lại những động vật định ăn trộm thức ăn của nó.
Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hóa, loại tập tính đó học được càng nhiều, do đó chúng càng dễ thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống.
Ngoài ra, có thể kể loại tập tính thứ ba là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
Ví dụ:
Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước, đó là tập tính bẩm sinh; còn tìm đưa sâu... đưa vào tổ là tập tính thứ sinh (ong vò vẽ học được rằng sâu bị tê liệt có thể làm thức ăn cho ong con)
5/ Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ:
Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động Vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao.
Ở nhiều động vật thuộc lớp Thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyết thơm, nước tiểu, … để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt.
Tổ chức theo trật tự lệ thuộc là đặc tính của hầu hết các động vật sống thành đàn. Trong 1 đàn sẽ có con đầu đàn thống trị các con còn lại. Con đầu đàn có ưu thế như vậy là nhờ thắng trận trong các trận đấu.
Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình. Con cái thường lựa chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất, cũng là con khỏe nhất. Kết bạn với những con đực như vậy có nguồn gen tốt sẽ cho những đứa con mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống.
6/ Tập tính di cư: là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc.
Ví dụ: Những biểu hiện của “Di cư sinh sản”
Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản
- Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản.
- Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định.
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.
Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh.
Tập tính của động vật rất phong phú, phức tạp, và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng. Nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chẳng những thế, tập tính động vật cũng đem lại nhiều lợi ích cho thực vật và con người.
Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ o¬ng, bướm, kiến, ...).
- Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ.
- Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng (ví dụ như bọ hung).
- Giun phát sáng �châu Âu được coi như những con vật có lợi vì chúng tiêu diệt ốc và sên là những con phá hoại mùa màng.
Khi nuôi động vật, chúng ta cần lưu tâm đến tập tính của chúng, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp để chúng sống và phát triển bình thường phải tìm hiểu tập tính động vật của chúng để không làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nuôi
Vì vậy, nghiên cứu tập tính động vật của có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một số tập tính phổ biển của động vật
1/ Tập tính cư trú:
Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn…
Ví dụ: Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn, cũng có loài thích ứng rộng với độ mặnsống được ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá chình
2/ Tập tính kiếm ăn + săn mồi:
Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
3/ Tập tính kết đôi, hôn phối:
Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản. Đây luôn là một vấn đề hết sức thú vị của thế giới động vật.
Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi…
Ví dụ:
* Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra.
* Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.
* Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái
* Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi, xây tổ, đẻ con và sau hết là nuôi con.
4/ Tập tính sinh sản + chăm sóc con:
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm..), ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ….
Ví dụ:
* Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác.
* Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Tập tính săn mồi của động vật ăn thịt
Một số hình ảnh về động vật săn mồi:
Hổ săn trâu rừng
Chim diều hâu bắt rắn
Rắn bắt và ăn mồi
Tập tính kiếm ăn của một số đông vật
Một số hình ảnh về cách thức săn mồi của các loài động vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quan Dep Zai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)