Bài 33. Kính hiển vi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày 18/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Kính hiển vi thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SAU ĐÂY LÀ BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3. MỜI CÔ VÀ CÁC BẠN LẮNG NGHE .
Bài 33 :
KÍNH HIỂN VI
I – Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi :
1) Công dụng :
- Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát những vật nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.
Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SAU KÍNH HIỂN VI .
Đây là những vi sinh vật đang “gặm nhấm” chiếc gối của bạn, góp phần tạo ra tế bào da chết trên da.



Hoa và cỏ này thực ra là hình ảnh phóng cực đại của những cái lông trên cơ thể của ấu trùng muỗi Anopheles.

Vẻ bề ngoài của con sâu bướm bình thường cũng đủ khiến người ta rùng mình. Khi phóng to lên 30 lần, nó còn đáng sợ hơn rất nhiều.

2) Cấu tạo:
Kính hiển vi có hai bộ phận chính:
- Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ (thực ra là một hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét).
- Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi thấu kính.
Cấu tạo kính hiển vi :
- Vật kính và thị kính được gắn ở hai đầu một hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau.
Khoảng cách giữa chúng O1O2 = l không đổi.
- F1’F2= là độ dài quang học của kính.
- Ngoài ra còn có bộ phận tụ sángđể chiếu sáng vật cần quan sát. Thường là một gương cầu lõm.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Bài thuyết trình đến đây là hết .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)