Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX

Chia sẻ bởi Đinh Công Thu | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Chuong IV:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRỞ THÀNH HỆ THỐNG THẾ GIỚI
Nội dung
Cuộc vận động thống nhất ở Đức và Ý

Cải cách nông nô ởNga và nội chiến ở Mỹ

I. Cuộc vận động thống nhất ở Đức và Ý
Sự phát triển của CNTB trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XIX

Cuộc đấu tranh thống nhất Italia

Cuộc đấu tranh thống nhất Đức
I. Cuộc vận động thống nhất ở Đức và Italia:

1. Sự phát triển của CNTB trong những năm 50-60 của TK XIX

Những năm 50-60 của TK XIX, CNTB bước vào giai đoạn toàn thắng ở Châu Âu và Bắc Mỹ:
Anh: công nghiệp nặng phát triển nhanh từ 1850  “công xưởng thế giới”
Pháp: cách mạng công nghiệp bắt đầu từ 1830; từ 1850-1860: kinh tế TBCN phát triển mạnh  đứng thứ 2 sau Anh.
Đức: cách mạng công nghiệp bắt đầu từ 1840, đạt nhiều thành tựu, tiếp thu thành tựu kỹ thuật của Anh – Pháp.
B?n d? các nước Châu Âu
Tóm lại: ở Châu Âu
Nền nông nghiệp phát triển theo hướng TBCN.
Nền công nghiệp lớn phát triển.

Yêu cầu: quét sạch những cản trở của CĐPK  CMTS nổ ra và hoàn thành dưới nhiều hình thức khác nhau.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia
a. Hoàn cảnh:
1848: CMTS nổ ra và thất bại.
10 năm sau, CNTB phát triển ở miền Bắc( đặc biệt là vương quốc Piêmôntê).
Hội nghị viên (Áo) 1815 chia Italia thành 7 nước lớn nhỏ theo CĐQC chuyên chế và lệ thuộc Áo.
 Yêu cầu thống nhất Italia, Piêmôntê làm trung tâm.

b.Diễn biến:

Bá tước Cavua thực hiện tham vọng thống nhất Italia bằng:
Dựa vào Pháp để gạt ảnh hưởng của Áo  thống nhất một số vùng Trung Italia: “từ trên xuống”.
4-1860, lợi dụng cuộc khởi nghĩa nông dân ở Nam Italia, do Garibandi lãnh đạo lật đổ vua miền Nam, sáp nhập vào Piêmontê: “từ dưới lên”.
1866, Vênêdia giải phóng
1870, Roma giải phóng

Kết quả: 20-9-1870, Italia hoàn thành việc thống nhất.
Cavour: là một người tự do ôn hòa; không thích chế độ cộng hòa, chủ trương một cuộc cải cách trong các lĩnh vực công, nông thương nghiệp, chấn chỉnh lại quân đội kiểu Phổ xây dựng CĐQC Tư sản.
Về vấn đề thống nhất, ông chủ trương thực hiện việc thống nhất Ý từ trên xuống dưới với sự bảo hộ của Piémont và sự giúp đỡ của bên ngoài (Pháp).
Cavour
Garibandi: (1807-1882) xuất thân trong gia đình thủy thủ. 1833 tham gia tổ chức “nước Italia trẻ”, tham gia khởi nghĩa chống Áo và sang Nam Mỹ, trở thành chiến sĩ quốc tế đấu tranh vì quyền dân chủ.
1848, về nước tổ chức đội quân “Sơ mi đỏ” chống chế độ thống trị của Áo, được nhân dân tôn sùng như vị thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân.
NƯỚC ITALIA TRƯỚC THỐNG NHẤT
NƯỚC ITALIA SAU THỐNG NHẤT
c. Tính chất và ý nghĩa:

Mở đường cho CNTB phát triển
Nhân dân là động lực CM, chính quyền rơi vào tay TS và Quý tộc TS hóa.
3. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức:

Hoàn cảnh:
Hội nghị Viên (Áo) chia Đức thành 38 lãnh địa lớn nhỏ.
Cách mạng 1848-1849 ở Đức thất bại: không thống nhất được đất nước.
Kinh tế TBCN phát triển.
 Yêu cầu thống nhất Đức
NƯỚC ĐỨC TRƯỚC THỐNG NHẤT

b.Diễn biến:

Thủ tướng Phổ Bismarck thực hiện công cuộc thống nhất Đức “từ trên xuống” bằng chính sách “sắt và máu”:
1866, Phổ gây chiến với Áo, giành thắng lợi.
1867, liên bang Bắc Đức thành lập.
1871, sau chiến tranh Pháp - Phổ, với hội nghị Versail, Đức thống nhất hoàn toàn vua Phổ làm vua nước Đức thống nhất.
c.Tính chất và ý nghĩa:
Là cuộc CMTS không triệt để.
Mở đường cho CNTB ở Đức phát triển theo con đường quân phiệt kiểu Phổ - trung tâm gây chiến ở Châu Âu.
II. Cải cách nông nô ở Nga và nội chiến ở Mỹ:
1. Cải cách nông nô ở Nga:

a.Hoàn cảnh:
Kinh tế:
Giữa TK XIX, Nga vẫn là nước phong kiến nông nô lạc hậu.
Kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ nông nô kìm hãm.

Chính trị:
Triều Nicolai I là tột đỉnh của sự chuyên chế.
Nước Nga gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ
Mâu thuẫn giai cấp gay gắt.

 Nhân dân bất mãn, nông nô bạo động
 Yêu cầu cải cách.

b.Diễn biến:

Nga hoàng Alexander II thực hiện cải cách “từ trên xuống”
19-2-1861, sắc lệnh xóa bỏ chế độ nông nô được ký kết.

c.Tính chất và ý nghĩa:

Là cuộc CMTS, xóa bỏ chế độ nông nô, mở đường cho CNTB phát triển.

2. Nội chiến ở Mỹ:

a.Nguyên nhân:
Sau chiến tranh giành độc lập, nước Mỹ chia làm ba miền với ba cơ cấu KT-XH khác nhau:
Miền Bắc: CN phát triển, g/c TS và công nhân.
Miền Nam: KT đồn điền, g/c chủ nô và nô lệ.
Miền Tây: KT nông nghiệp chủ trại.
 TS miền Bắc mâu thuẫn với chủ nô miền Nam
1860: Lincôn đắc cử tổng thống, chủ nô miền Nam thất bại trong cuộc tuyển cử.
 Nội chiến.
Lincôn(1809-1865)
b.Diễn biến:


12-4-1861: chủ nô miền Nam gây chiến.
9-4-1865: quân miền Nam đầu hàng, nội chiến kết thúc, xóa bỏ chế độ nô lệ.
c.Tính chất và ý nghĩa:


Là cuộc CMTS lần 2.
Mở đường cho CNTB phát triển nhanh và mạnh ở Mỹ.

3. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới:


Sau các cuộc CMTS đầu tiên, tàn dư của CĐPK vẫn còn tồn tại
Phong trào cách mạmg 1848-1849 đã căn bản xóa bỏ tàn dư PK và phát huy ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới.
Công cuộc thống nhất Italia, Đức, cải cách nông nô Nga và nội chiến Mỹ đã làm cho CNTB trở thành hệ thống thế giới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Công Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)