Bài 33. Động cơ đốt trong dùng trong ô tô

Chia sẻ bởi nguyễn thị huyền | Ngày 11/05/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Động cơ đốt trong dùng trong ô tô thuộc Công nghệ 11

Nội dung tài liệu:

Bài 33:
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ
Nhóm thuyết trình : Tổ 1
Lớp 11a4
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:
1. Tìm hiểu về lịch sử của động cơ
2. Cấu tạo của động cơ
3. Thông số của động cơ
4. Tìm hiểu một số hư hỏng thường gặp – Cách khắc phục
1. Tìm hiểu về lịch sử của động cơ

Năm 1895, Ông Henry Ford ,Ransom Olds và một số người mở nhà máy sản xuất oto tại đất nước này(Mĩ) , những chiếc oto này vẫn còn thô sơ so với những chiếc xe hiện nay.
Năm, 1908, ông đã sản xuất được những chiếc oto với giá cả chấp nhận được , do đó nhiều người Hoa Kì đã di chuyển bằng ô tô , đây là kiểu Tford hay còn gọi là Moldel Tford.
Năm, 1908, ông đã sản xuất được những chiếc oto với giá cả chấp nhận được , do đó nhiều người Hoa Kì đã di chuyển bằng ô tô , đây là kiểu Tford hay còn gọi là Moldel Tford.
2. Cấu tạo của động cơ
2. Cấu tạo của động cơ

* Bộ phận chính của động cơ là các xi-lanh, với píttông di chuyển lên xuống bên trong xi-lanh. Hầu hết các động cơ ô tô đều có nhiều hơn 1 xi-lanh, thông thường là 4, 6 hoặc 8 xi-lanh, đối với những chiếc xe thể thao có thể là 12 hoặc 16 xi-lanh. Đối với động cơ nhiều xi-lanh, các xi-lanh được sắp xếp thành một trong những cách sau: thành một hàng dọc (xi-lanh xếp thẳng hàng), thành hình chữ V (xi-lanh xếp hình chữ V) , hai xi-lanh xếp đối nhau nằm ngang (xi-lanh xếp đối đỉnh).
+ Bu-gi : Bu-gi trong động cơ ô tô cũng giống với xe máy, có nhiệm vụ tạo tia lửa điện để đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong xi-lanh. Tia lửa điện phải được tạo ra đúng thời điểm cuối của kỳ nén để tạo hiệu suất tối đa.
+ Que phun nhiên liệu (Fuel Injection) : phụ trách việc mix hòa khí (không khí + nhiên liệu) trước khi đưa vào buồng xi-lanh. Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép dùng quen phun điện tử giúp kiểm soát chính xác thành phần của hòa khí (tỉ lệ nhiên liệu/tỉ lệ không khí) giúp động cơ đạt hiệu suất cao nhất.


BUGI
Bơm nén nhiên liệu (động cơ Diesel) : động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel không bơm trực tiếp hỗn hợp khí + nhiên liệu vào buồng xi-lanh mà bơm riêng rẽ. Đầu tiên không khí được đưa vào buồng và nén đến áp suất cao, sau đó, nhiên liệu Diesel được phun sương vào trong buồng xi-lanh và được bao phủ bởi 1 lớp không khí ở áp suất cao sẽ lập tức bắt cháy. Để đạt được điều đó, thì trước hết nhiên liệu Diesel cũng phải được nén đến 1 áp suất đủ cao để khi vừa tiếp xúc với không khí trong buồn xi-lanh là có thể bốc cháy ngay
Van (xu-páp) : Van xả và hút đóng mở đúng thời điểm để cung cấp nhiên liệu cũng như giúp khí thải thoát ra. Trong kỳ nén và đốt thì các van này được đóng kín. Các van này hoạt động nhờ hệ thống trục cam có cấu tạo như hình dưới.
Trục cam : Trên trục cam có các mấu cam, khi quay các mấu cam này sẽ đẩy van xuống giúp van mở ra. Có
Mấu cam : Biến các chuyển động tròn của trục cam thành các chuyển động tuyến tính (lên xuống) của van xả và van nạp giúp đóng mở 2 loại van này trong chu kỳ hoạt động của động cơ.
Trục khuỷu : Trục khuỷu dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của píttông thành chuyển động quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.

Máy phát điện : dùng 1 phần năng lượng sinh ra bởi động cơ đốt trong (thông qua hệ thống ròng rọc và dây đai) để sạc lại ắc quy cho xe và chạy các hệ thống điện khác trên xe.
Động cơ điện : giúp khởi động động cơ đốt trong.
3. Một số thông số của động cơ
Động cơ: Đặc trưng bởi các thông số; Dung tích xi lanh, tỷ số nén, công suất và momen xoắn... Đây là những thông số cơ bản nhất vì còn rất nhiều thông số khác nữa. 
Dung tích xi lanh: Là tổng thể tích của tất cả các xi lanh trong động cơ. Dung tích xi lanh càng lớn, nghĩa là lượng hỗn hợp hơi xăng-không khí bị đốt cháy trong một đơn vị thời gian sẽ lớn, nên năng lượng sinh ra lớn, đồng thời cũng hao tốn nhiên liệu hơn. Vậy, nếu 2 động cơ ô tô có cùng hết tất cả các thông số khác, thì dung tích xi lanh càng lớn, thì công suất động cơ cũng càng lớn.  
Tỷ số nén: Là tỷ số giữa thể tích xy lanh toàn phần và thể tích buồng cháy. Ví dụ; Động cơ Lamborghini Gallardo LP560-4 có tỷ số nén là 12,5:1 nghĩa là động cơ LP560-4 có thể tích xy lanh toàn phần lớn gấp 12,5 lần thể tích buồng cháy.Tỷ số nén càng cao thì hiệu suất sinh công càng lớn, nhưng có giới hạn nếu tỷ số nén quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ. 
 Vc: Thể tích buồng cháy tính từ điểm chết trên (ĐCT) đến nắp quy lát.
Vh: Thể tích xy lanh tính từ điểm chết trên đến điểm chết dưới (ĐCD).
Thể tích xy lanh toàn phần tính từ điểm chết dưới (ĐCD) đến nắp quy lát = Vh + Vc
S: Hành trình piston, dao động từ ĐCT đến ĐCD và ngược lại.  

Công suất: Thường có đơn vị là Hp (Horsepower): mã lực, PS, hay KW. Công suất ở đây là công suất thực của động cơ được truyền động ra bánh xe, hay nói cách khác là công suất thật của động cơ làm xe chuyển động.

- Đối với động cơ xăng thì công suất cực đại đại được tại một giá trị số vòng quay nhất định. Điều đó có nghĩa là nếu vòng quay tăng quá mức giá trị này, thì công suất sẽ giảm. Ví dụ như động cơ đạt công suất max tại 8000 rpm (RPM : Rounds Per Minute - vòng trên phút) thì nếu quay tại 9000rpm, thì công suất sẽ giảm...Và vì công suất sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, nên bạn càng tăng ga, thì công suất máy sẽ càng tăng.
- Đối với động cơ diesel thì công suất cực đại đạt được tại một dãy giá trị số vòng quay (không phải giá trị nhất định như động cơ xăng). Về cơ bản, xe diesel tăng tốc chậm và không đạt vận tốc cao
Momen xoắn (Torque): Thường có đơn vị là Nm hay lb-ft.
Trong những thông số cơ bản nhất của một động cơ đốt trong, công suất và mô-men xoắn là hai thông số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt "sức mạnh" của chiếc xe. Hai thông số này quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng của chiếc xe trong từng điều kiện vận hành cụ thể.
Chính vì thế, một động cơ được cho là "hoàn hảo" nếu nó đạt được những tiêu chí sau: Có công suất cực đại lớn => đạt được tốc độ cao Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh Mô-men xoắn cực đại phải đạt được ở vòng tua thấp => tăng tốc nhanh, tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu Mô-men xoắn cực đại phải đạt được tại một dải vòng tua dài => kéo dài khả năng tải nặng và tăng tốc độ của xe
4. Tìm hiểu một số hư hỏng thường gặp – Cách khắc phục

Động cơ khó khởi động : Thông thường máy khó khởi động là do nguồn điện trong đó có ắc quy và các đầu nối tiếp xúc có thể bịhỏng, không tiếp xúc hoặc bị bẩn. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do tiếp mát không tốt, để khắc phục bạn làm như sau:
– Kiểm tra và nạp điện hoặc thay bình điện khác.
– Đánh sạch và xiết chặt lại các đầu nối của bình điện.
Máy khởi động vẫn hoạt động tốt, nhưng động cơ không nổ.
– Hết nhiên liệu.
– Lõi lọc nhiên liệu bị tắc.
– Nhiên liệu lẫn không khí.
Cách khắc phục: – Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu.
– Thay lõi lọc.
– Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu.

Động cơ chỉ chạy ở tốc độ thấp.
Nguyên nhân:
– Để tốc độ không tải quá thấp.
– Thùng chứa còn ít nguyên liệu
– Lõi lọc bị tắc.
Cách khắc phục: – Điều chỉnh lại tốc độ của động cơ ở chế độ không tải.
– Bổ sung nhiên liệu.
– Thay hoặc rửa lõi lọc.
Động cơ bị quá nóng: Là một lỗi nhỏ nhưng lại khá là quan trọng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến động cơ chính và các van, áp, doăng, xéc măng. Chủ yếu để không xẩy ra tình trạng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra xe và động cơ trước khi đi, hoặc ít thì cũng một tuần một lần,
Nguyên nhân :
– Mặt ngoài của két nước bị bẩn.
– Thiếu nước làm mát.
– Két nước bị tắc.
– Van bằng nhiệt bị hỏng.
Cách khắc phục: – Rửa sạch két nước.
– Đổ thêm nước và kiểm tra xem có bị rò rỉ không.
– Phun nước xúc rửa két nước.
– Kiểm tra van hằng nhiệt.
Động cơ xả khói đen.
Cách khắc phục: – Tắc lọc khí
– Rửa hoặc thay lọc khí.
– Tắc ống cao su đường hút
– Thay thế nếu cần thiết.
Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức. Dù là hư hỏng thông thường nhưng với lỗi này, khi đã biết nguyên nhân, nếu chúng ta chỉ là người sử dụng bình thường và không am hiểu chuyên môn cũng như cách khắc phục dù là biết nguyên nhân. Nên lời khuyên ở đây là chúng ta nên đưa xe vào Gara kiểm tra và để sửa chữa sớm thì sẽ giảm mức tiêu hao.
– Nhiên liệu diesel kém chất lượng.
– Mức dầu nhờn động cơ quá cao.
– Đường ống nhiên liệu bị rò rỉ.
– Bơm cao áp chỉnh không đúng.
– Bộ hơi mòn nhiều
Cách khắc phục: – Kiểm tra và thay nhiên liệu.
– Chỉnh lại bơm cao áp.
– Kiểm tra áp suất cuối kỳ nén.
Động cơ không khởi động được.
Biểu hiện: – Khi bật khoá khởi động, động cơ không quay hoặc quay yếu.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
– Hết điện, kiểm tra ắc quy và xiết chặt lại đầu mối bình ắc quy.
– Các đầu dây nối bị hở, kiểm tra và nối lại hoặc thay thế bằng các đầu nối khác nếu cần thiết.
– Nếu hai trường hợp trên vẫn chưa thấy máy nổ thì bạn kiểm tra lại khóa điển, ổ khóa điện và máy phát, củ đề.
– Do rôto hoặc stato bị chạm chập, với lỗi hư hỏng này bạn nên đưa xe tới Gara để sửa chữa, bảo dưỡng.
Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ
– Kiểm tra hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa…) nếu cần thì phải thay thế.
– Kiểm tra cuộn điện (cuộn kích từ) khắc phục tốt nhất là thay mới.
– Bộ chế hoà khí, bơm xăng có thể bị hư hỏng.
– Đường ống dẫn nhiên liệu có vấn đề như tắc, hở, rò rỉ…
Chăm sóc xe tốt giúp chuyến đi của bạn thêm an toàn, trọn vẹn hơn
Động cơ bị sặc xăng.
Nguyên nhân:
– Khởi động nhiều lần mà không nổ.
– Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn.
Cách khắc phục: – Tháo nến điện ra làm sạch và lau khô điện cực.
– Đề nổ động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây.
– Lắp lại nến điện.
– Khởi động lại đông cơ nhưng không đạp chân ga.
– Vệ sinh bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí.
Động cơ bị nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm.
Nguyên nhân:
– Hệ thống làm mát hay hệ thống bôi trơn bị trục trặc.
– Thời điểm đánh lửa sai.
Cách khắc phục: – Cần tìm chỗ đỗ xe an toàn và tắt động cơ.
– Nếu nước làm mát trong két nước sôi phải đợi nước sôi mới được mở két nước.
– Kiểm tra dây đai bơm nước và tìm chỗ rò rỉ nước.
– Nếu dây đai đứt phai thay, không có rò rỉ nước phải bổ sung nước vào két làm mát.
– Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa.

Động cơ dễ chết máy.
Cách khắc phục :– Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện.
– Kiểm tra dây cao áp.
Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện.
Nguyên nhân:
– Bộ chế hoà khí trục trặc.
– Thời điểm đánh lửa sai.
– Khoá điện hỏng.
– Muội than trong buồng đốt nhiều.
Cách khắc phục: – Sửa chửa bộ chế hoà khí.
– Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa.
– Tháo bugi đánh lại.
– Làm sạch buồng đốt.

Có tiếng nổ trong đường ống xả
Nguyên nhân
– Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn).
– Khe hở nhiệt của supap không đúng.
Cách khắc phục: – Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu.
– Kiểm tra bầu lọc gió.
– Chỉnh lại khe hở suppap.
– Điều chỉnh thời điểm đánh lửa.
Có tiếng nổ trong đường ống nạp. –
Kiểm tra bướm gió (bướm gió mở).
– Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa (bị đánh lửa sớm).
– Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt suppap.
– Kiểm tra áp suất động cơ
Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao
Nguyên nhân:
– Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng.
– Lực cản lan quá lớn.
– Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ.
– Ap lực xilanh không đủ (tụt hơi).
– Garăngti quá cao. –
Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải.
Cách khắc phục: – Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu.
– Chỉnh lại thời điểm đánh lửa.
– Làm hơi (hay đại tu lại).
_ Chỉnh lại garăngti
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)