Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học

Chia sẻ bởi vũ diệp | Ngày 25/04/2019 | 266

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
17.3.2019
Dạy
Ngày
20.3.2019



Tiết
55



Lớp
10C1


Tiết 55 + 56:
Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
 Phát biểu và viết được biểu thức của nguyên líI và nguyên lí II của nhiệt động lực học (NĐLH)
Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong biểu thức.
Chứng minh được biểu thức của nguyên lí N ĐLH đối với quá trình đẳng tích có dạng: ΔU = Q
Vận dụng được nguyên lý thứ I và nguyên lí II của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài học và các bài tập tương tự.
b. Kĩ năng:
- Quan sát, ghi chép.
- Phân tích vấn đề, đề xuất giải pháp
- Hợp tác làm bài nhóm
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Tự tin, trung thực, nghiêm túc; tình yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
b. Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
c. Các năng lực chuyên biệt
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: nhận thức kiến thức vật lí; tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Powerpoint; phiếu học tập; giấy A2; tài liệu tìm hiểu về động cơ nhiệt và vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Học sinh
- Ôn lại bài “sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt” (bài 27, vật lý 8).
- Xem trước bài học.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC







TIẾT 55: Nguyên lí I nhiệt động lực học (NĐLH)
< Tiết 1 >
A. Hoạt động khởi động (5p)
Kiểm tra bài cũ:
+ Phát biểu định nghĩa nội năng?
+ Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra khi nhiệt độ của vật thay đổi. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
+ Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?

Đặt vấn đề: "Với ba khái niệm cơ bản là nội năng, công, nhiệt lượng. Các nhà vật lí đã nhiên cứu rất nhiều hiện tượng, sự vật vật lí và đã thu được những thành tựu to lớn. Một trong những thành tựu đó là tìm ra các nguyên lí của nhiệt động lực học mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.”

B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:Tìm hiểu về
Nguyên lí I của NĐLH.
Phương pháp dạy học:nêu vấn đề, đàm thoại
Kĩ thuật dạy học:cá nhân

Hệ thống câu hỏi:
- Nhắc lại định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc chuyển từ vật này sang vật khác.

+ Có mấy cách làm biến đổi nội năng của vật ?
+ Khi thực hiện công làm biến đổi nội năng của vật thì phần công ta đã thực hiện biến đổi thành năng lượng gì??
+ Khi truyền nhiệt thì phần nhiệt lượng ta truyền cho vật đã chuyển thành năng lượng gì?
=> Kết luận: Như vậy công và nhiệt đều làm thay đổi nội năng của vật.
+ Câu hỏi thảo luận: Nội năng của khí trong xilanh có thay đổi không?
Độ biến thiên nội năng được xác định như thế nào?
+ Nếu ta đồng thời thực hiện công và truyền nhiệt thì nội năng của vật có thay đổi không?
+ Độ biến thiên nội năng lúc này sẽ được tính thế nào? “bằng tổng công và nhiệt lượng.”
=> Kết luân: Đó cũng là một trong những phát biểu của nguyên lí I nhiệt động lực học.
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đứng dậy phát biểu lại nguyên lí
- Nêu tên các đại lượng và đơn vị tương ứng?

Hoạt động 2: Luyện tập xác định dấu của các đại lượng trong biểu thức
Phương pháp dạy học:nêu vấn đề, đàm thoại
Kĩ thuật dạy học:cá nhân

- Đặt vấn đề:
"Trong thực tế không chỉ có vật nhận nhiệt mà nó còn truyền nhiệt. Hay một lượng khí trong xi lanh, nếu nó giãn nở, đẩy pit-tông lên thì nó đã thực hiện công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ diệp
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)