Bài 33. Các chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo

Chia sẻ bởi Lâm Thị Nô En | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Các chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Created by the 3rd pro
Tôn giáo
Khái niệm tôn giáo

Là thế giới quan và những hành
vi tương ứng, liên quan đến niềm tin
vào lực lượng siêu tự nhiên cũng như
ảnh hưởng của nó tới đời sống con người.
Là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức con người.
Biểu hiện của tôn giáo
Phản ánh thế giới vật chất vào ý thức con người một cách đặc biệt, là sản phẩm của lịch sử, không nằm ngoài quy luật phát triển của lịch sử và của xã hội loài người.
Là hệ thống giáo lí về lực lượng siêu tự nhiên và xã hội chi phối con người, là sự tín ngưỡng và sùng bái các lực lượng siêu tự nhiên chi phối thế giới.
Là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh những điều kiện xã hội nhất định của đời sống con người và tạo ra niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên.

Ảnh hưởng của tôn giáo
Ảnh hưởng tới tâm lí và hành vi ứng xử của con người.

Ở mức độ cao hơn, tôn giáo tác động tới nhận thức và thế giới quan của con người và từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, chính trị, văn hóa, tinh thần của toàn xã hội.

Ở nhiều quốc gia, tôn giáo đã trở thành quốc giáo.
Vai trò của tôn giáo
- Trong nhận thức: Lí giải quá trình nhận thức của con người thông qua giáo lí.
- Đối với các thế lực chính trị: có một mối quan hệ đặc biệt với chính trị và người lại; trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, tôn giáo đã có lúc là chỗ dựa cho các thế lực chính trị.
- Trong đời sống kinh tế: Trong lịch sử, tôn giáo đã từng ủng hộ quan hệ kinh tế này hay phá bỏ quan hệ kinh tế khác.
- Trong đời sống văn hóa: Tôn giáo được được coi là cảm hứng của những sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Các tôn giáo chính trên thế giới
Sự phân bố tôn giáo trên thế giới
Theo số liệu của LHQ, hiện nay có 83% dân số thế giới theo tôn giáo. Trong số hơn 500 tôn giáo đang tồn tại, có 5 tôn giáo lớn là:
Đạo Cơ Đốc (Ki-tô) gần 2 tỉ tín đồ gồm: Đạo Thiên Chúa (Công giáo) gần 1 tỉ tín đồ, Đạo Tin Lành với 453,8 triệu và Đạo Chính Thống với 180 triệu.
Còn lại là đạo Hồi (I-xlam) với trên 1 tỷ tín đồ, đạo Hinđu (ấn độ giáo) với 750 triệu tín đồ và Đạo Phật là 344 triệu, đạo Do Thái với 18,3 triệu tín đồ.
Số lượng tín đồ trong các tôn giáo (1)
Số lượng tín đồ trong các tôn giáo (2)
Phật giáo
Đạo Phật ra đời ở ấn Độ vào khoảng thế kỉ thứ V trước CN, đạo Phật nêu cao vấn đề bình đẳng, chế ngự dục vọng, hướng tín đồ vào sự chịu đựng những đau khổ trong đời thường.
Đạo Phật gồm hai giáo phái chính với nhiều tín đồ là Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Ngày nay, trên toàn thế giới có gần 350 triệu tín đồ Phật giáo, tập trung chủ yếu ở các quốc gia Đông á (44%), Đông Nam á (49%) và Nam á (6,7%).

10 quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo đông nhất
Phật giáo ở Việt Nam (1)
Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
- Từ đầu công nguyên đến hết thời kì Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
Thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
Từ đời Hậu Lê đến cuối cuối thế kỉ là giai đoạn suy thoái;
- Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ Tông và Mật tông.
Phật giáo ở Việt Nam (2)
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.

Phật giáo ở Việt Nam (3)
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam:

Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần khiết, Phật giáo được hòa trộn với các tín ngưỡng truyền thống và hòa trộn với các tôn giáo khác tạo nên một Phật giáo đặc biệt của riêng Việt Nam.

Một số hình ảnh về các ngôi chùa trên thế giới
Một số hình ảnh về tượng Phật
Tượng Phật tại Borobudur, Indonesia
Thiền viện Samye Ling, Dumfriesshire, Scotland
Một số hình ảnh về các ngôi chùa Việt Nam
Một số hình ảnh về các ngôi chùa
Một số hình ảnh về các ngôi chùa
Hồi giáo
Hồi giáo (Islam), còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.
Đạo Hồi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: Alla). Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu`ran qua Thiên thần Gabriel.
Các nước Hồi giáo trên thế giới
Hình ảnh về người Hồi giáo
Người Ấn Độ cầu nguyện
Đền thờ Kaaba của Hồi Giáo
Tháng lễ ăn chay Ramadan của người Hồi giáo
Thánh địa Mecca của người Hồi giáo
Thiên Chúa Giáo
+ Giáo hội công giáo có gần 1 tỉ tín đồ . Khoảng 52% giáo dân sống ở châu Mĩ, gần 27% ở Châu Âu, 11,2% tại Châu Phi và 9,5% ở Châu á và châu úc. Jêsuralem là thánh địa của công giáo.
+ Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XV và trong thế kỉ XVI đã có một số giáo sĩ phương tây đến các tỉnh thuộc vùng ven biển nước ta. Sang thế kỉ XVII, công giáo mới thực sự bắt rễ ở một số vùng. Năm 1624, Alexăng Đơ Rốt (1591-1660), quốc tịch Pháp đã đến Việt Nam để truyền đạo.Lịch sử phát triển của công giáo ở Việt Nam đã trải qua gần 5 thế kỉ. Hiện nay trong cả nước có 5,1 triệu tín đồ.
Tòa thánh Vatican
Thành Vatican, tên chính thức Thành Quốc Vatican (tiếng La tinh: Status Civitatis Vaticanae; tiếng Italian: Stato della Città del Vaticano) hay Tòa Thánh là một thành phố quốc gia có chủ quyền nằm kín trong lục địa với lãnh thổ gồm một vùng đất được xây tường bao kín bên trong thành phố Rome.
Thành Vatican được cho là thủ đô chính quyền của Nhà thờ Cơ đốc giáo.
Một số hình ảnh về tòa thánh Vatican
Quảng trường thánh Peter
Một số hình ảnh về đạo Thiên chúa
Cám ơn sự theo dõi của thầy cô và các bạn !
Created by the 3rd pro
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thị Nô En
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)