Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Đinh Chương | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN DỰ THI
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG KRÔNG BUK.
TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ.
BÀI SOẠN: BÀI 32 - TIẾT 32.
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tt)
Người soạn: Huỳnh Thị Thuý Thương
GIÁO ÁN DỰ THI
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG KRÔNG BUK.
TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ.
BÀI SOẠN: BÀI 32 - TIẾT 32.
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tt)
Người soạn: Huỳnh Thị Thuý Thương





? Từ đoạn phim trên: theo em, những tập tính của động vật có được là do đâu, có biến đổi hay không?
Chúng ta tiếp tục nghiên cứu.
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tt).
Bài 32.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP DO ĐỘNG VẬT.

Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập.
Chúng ta tìm hiểu một số hình thức học tập chủ yếu của động vật:
1./ Quen nhờn.
Ví dụ. Đàn gà con đang ăn, thấy bóng người đàn gà con liền chạy ẩn nấp, nếu sự có mặt của con người cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì gà con sẽ không chạy nữa.
Qua ví dụ trên, hãy cho biết thế nào là hình thức học tập quen nhờn? Lấy ví dụ khác.
Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.ví dụ:
2./ In vết.
Hãy quan sát hình vẽ, nghiên cứu sgk và cho biết:
- Hiện tượng in vết thường xảy ra ở những loài động vật nào?
- Đặc điểm của tập tính in vết?
Thường xảy ra với các loài chim, chim con (vài ngày tuổi) thường đi theo chim mẹ hoặc những con vật khác hay những vật chuyển động.
Vịt con mới nở đi theo đồ chơi
Ngỗng con mới nở chạy theo người
Ngỗng con mới nở chạy theo mẹ
3./ Điều kiện hoá.
Thí ngiệm: vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau vài chục lần kết hợp, chỉ cần nghe tiếng chuông là cho đã tiết nước bọt.
a. Điều kiện hoá đáp ứng (điều kiện hoá kiểu Paplôp).
Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
Qua thí nghiệm trên, hãy nêu đặc điểm của hình thức điều kiện hoá đáp ứng. Lấy ví dụ thực tiễn.
b. điều kiện hoá hành động (điều kiện hoá Skinnơ)
Ví dụ: thả chuột vào lồng, trong lồng có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy vào lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thức ăn rơi ra. Sau 1 số lần ngẫu nhiên như vậy, mỗi khi thấy đói bụng chuột chạy đên nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
Qua ví dụ trên, em hãy nêu đặc điểm của hình thức học tập điều kiện hoá hành động. Lấy ví dụ.
Liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
4./ Học ngầm.
Qua hình ảnh trên, hãy cho biết: học ngầm là gì? Đặc điểm và ý nghiã của hình thức học này?
Học không có ý thức, sau này có thể tái hiện nếu có nhu cầu.
5./ Học khôn.
Quan sát hình vẽ, cho biết: thế nào là tập tính học khôn? Lấy ví dụ. Học khôn chỉ xảy ra ở những động vật nào?
Phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới.
Tinh tinh đang tìm cách lấy chuối treo ở trên cao
Quạ đang kéo dây buộc mồi
Hãy thực hiện lệnh sgk. (chọn phương án đúng)
1. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
a. Quen nhờn. b. Điều kiện hoá đáp ứng.
c. Học khôn. d. Điều kiện hoá hành động.
b. Điều kiện hoá đáp ứng.
2. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
a. Điều kiện hoá đáp ứng. b. In vết.
c. Học ngầm. d. Học khôn.

3. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
a. In vết. b. Quen nhờn. c. Học ngầm. d. Học khôn
d. Học khôn.
b. Quen nhờn.
V. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT.

Phần lớn tập tính kiến ăn và săn mồi là tập tính thứ sinh hình thành qua quá trình học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân.
1./ Tập tính kiếm ăn.
Hãy theo dõi đọan phim và cho biết: tập tính kiếm ăn được hình thành như thế nào?
2./ Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
Qua những hình ảnh trên, em hãy cho biết thế nào là tập tính bảo vệ lãnh thổ?
3./ Tập tính sinh sản.
Hiện tượng khoe mẽ, làm tổ ấp trứng…
Phần lớn tập tính sinh sản mang tính bẩm sinh, bản năng.
Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở sinh vật? Lấy ví dụ minh hoạ.
Tập tính sinh sản có đặc điểm gì?
4./ Tập tính di cư.
Một số loài cá, chim, thú… thay đổi nơi sống theo mùa.
Tập tính di cư thường xảy ra ở những loài động vật nào? Chúng di cư như thế nào? Lấy ví dụ.
Cá hồi quay về nước ngọt để sinh sản
5./ Tập tính xã hội.
Là tập tính sống bầy đàn, như:
Tập tính thứ bậc như ở gà, hươu, nai…
Tập tính vị tha như ở ong, kiến, mối,…


Bằng kiến thức thực tế cùng với sự tham khảo sgk, hãy cho biết: thế nào là tập tính xã hội? Có những dạng nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
Con người cũng có những tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống như động vật. Nhưng có nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vậtnhư trong học tập, rèn luyện đạo đức, tạo thói quen tốt.
Ví dụ: - không tiểu tiện trên đường phố.
- nhặt được của rơi trả lại người mất….
- Dạy hổ, voi làm xiếc, cá heo nhảy vòng.
- Dạy chó, chim ưng săn mồi.
Sử dụng chó để phát hiện ma tuý, bắt kẻ gian…
Con người có những tập tính giống động vật không? Vì sao? Lấy ví dụ.(lệnh2)
Hãy thực hiện lệnh 1 trong mục IV. Sgk.
Ghép các gợi ý ở cột 1 với cột 2 và điền kết quả vào cột 3 sao cho phù hợp:
a
c
d
b
a,g
b,c
d,e
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đinh Chương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)