Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trần Minh Hiếu | Ngày 09/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Nhóm 3
TIẾT 34.Bài 32 :
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
V- Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
1. Tập tính kiếm ăn:
Động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.
Động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
Các động vật có nhu cầu tìm kiếm thức ăn, là tập tính bảo đảm sự sống còn của các loài động vật.
Tập tính ăn của động vật là một trong những tập tính cơ bản và phổ biến trong vận động sinh học.


- Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi, âm thanh phát ra từ con mồi dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hay rượt theo con mồi để tấn công.
Chỉ mất 15s, con báo đã có thể tóm gọn 1 chú linh dương gazet “ngơ ngác”
Cú vồ tử thần của diều hâu xuống cá trê núi !!!
- Ngược lại, đối với con mồi khi phát hiện ra kẻ thù nguy hiểm thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hay tự vệ.


Và đây là 1 chú linh dương khác trong 1 cuộc rượt đuổi, “bỏ chạy” là cách duy nhất !!!
- Ở những động vật có hệ thần kinh phát triển
 các tập tính càng phong phú và phức tạp
Vượn uống nước dừa bằng ống hút
Tinh tinh đang dùng que để bắt mối ăn
Quạ đang kéo dây buộc mồi
Con quạ này biết uốn cong sợi dây thép thành hình móc câu để kéo hộp thức ăn đặt bên dưới một ống thủy tinh dài.
2. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
Là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật.

Khái niệm :Là tập tính bẩm sinh ở động vật (sinh ra đã có) được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài để đánh dấu lãnh thổ của mình với các loài khác và với các con vật cùng loài

Nguyên nhân :
+Cạnh tranh thức ăn
+Cạnh tranh về chỗ ở
+Mâu thuẫn đối kháng khác
Chồn cũng đánh dấu lãnh thổ bằng mùi “riêng” của mình !!!
Động vật dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ.
Chúng sẵn sàng “chiến đấu” với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
Những con tinh tinh Ngogo sẵn sàng tấn công và giết chết đồng loại để chiếm giữ lãnh thổ !!!
Các con sư tử châu phi với niềm kiêu hãnh, chiến đấu ngoan cường để giữ trọn lãnh thổ
Gấu đen tranh giành lãnh thổ với gấu Bắc Cực tại Vườn quốc gia Katmai (Mỹ)
2 con chim sẻ tranh giành thức ăn
Chim kền kền “đọ sức” với chó rừng
Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ:
Bảo vệ bầy đàn, chống lại các cá thể khác
Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở
Tăng lực lượng thức ăn kiếm được
Duy trì số lượng các cá thể
Tạo điều kiện cho sinh sản, phát triển, duy trì giống nòi
3. Tập tính sinh sản
Mọi sinh vật đều sinh sản để duy trì nòi giống.
 Đàn vịt nhờ có sinh sản
Trứng cá sấu 
Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Tập tính kết đôi, hôn phối
Diễn ra vào mùa sinh sản
Quá trình kết đôi bằng các tín hiệu âm thanh, màu sắc, mùi,…
Bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực, đánh đuổi tình địch, rủ rê con cái để ghép đôi
VD: Rắn đực chủ động bò tìm rắn cái. Rắn cái có các tuyến ở đuôi và da tiết ra mùi đặc biệt hấp dẫn rắn đực
VD: Hiện tượng tỏ tình giữ hai con hươu cao cổ
Tập tính khoe mẽ ghép đôi ở chim
Phô trương bộ lông
Bằng tiếng hót và âm thanh đặc biệt
Bằng những động tác đặc biệt
Bằng “lễ vật”
Bướm đực có thể ngửi được pheromone của bướm cái cách nó 10km
Kết Đôi Ở Chuồn Chuồn
Rùa Biển
Tập tính đẻ trứng và ấp trứng
Số lượng trứng thay đổi tuỳ theo lượng thức ăn(có hạn định và không có hạn định)
Hình dạng và kích thước trứng: đầu nhỏ, thôn nhọn nên dễ ấp, không bị lăn ra khỏi tổ
Nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau
Chim ngựa vằn Zebra : Thông thường, chim cái của những loài khác sẽ đẻ quả trứng rất nhỏ, nhưng những chim mẹ Zebra vẫn đẻ những quả trứng có kích thước rất lớn để có thể bảo đảm không gian và chất dinh dưỡng cho những chú chim non có khởi đầu tốt nhất.
Chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái 
Cá ăn thịt sống ấp trứng trong miệng

Loài cá này sinh sống ở vùng biển ngoài khơi Malaysia. Sau khi trứng được thụ tinh, cá đực sẽ ngậm những quả trứng vào trong miệng của mình để bảo vệ những đứa con chưa chào đời khỏi kẻ thù. Cá đực đảm nhiệm quá trình ấp trứng bằng miệng trong nhiều tuần. Suốt thời gian ấp trứng, cá đực thậm chí phải nhịn ăn hoàn toàn cho đến khi trứng nở thành cá con
24 - đó là số lượng chó con được sinh ra trong 1 lứa nhiều nhất tính đến thời điểm này. Sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận thành tích đó của 1 con chó mẹ ở Anh có tên là Tia vào năm 2004. Sau cuộc “vượt cạn” đầy ngoạn mục này, có 20 con đã sống sót.

4. Tập tính di cư

- Thường thấy ở một số loài chim, cá, thú chúng di cư theo mùa, định kì hàng năm.
- Việc kích hoạt cho việc di chuyển có thể là do khí hậu địa phương, tính sẵn có của thực phẩm, các mùa trong năm hoặc vì lý do giao phối
- Di cư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc di cư 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới )
- Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình (bờ biển và các dãy núi )
Chim di cư : Cứ đến mùa đông, phần vì giá lạnh, phần vì thiếu thức ăn, nhiều cây loài chim ở phương bắc vượt hàng ngàn, hàng vạn số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa đông lại trở về phương bắc
Những cuộc di cư ngoạn mục nhất của thế giới động vật
Linh dương đầu bò :Vào mùa di cư, hàng ngàn con linh dương đầu bò lại đối mặt với hiểm nguy để vượt sông, tìm nguồn sống mới. 
Hình ảnh hàng nghìn chú chim cánh cụt di cư trên tuyết trắng vô cùng ấn tượng. Sắc lông đen, trắng của chú in lên màu tuyết, tạo nên sự tương phản rõ rệt. Mật độ cánh cụt di cư ngày càng tăng do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Cứ đến dịp tháng 10 hàng năm, hơn 10.000 chú bướm vua tràn vào California để trú đông. Những sinh vật sắc cam và đen xinh đẹp này đậu đầy trên những cành cây, vỗ cánh khắp nơi và thường là vào một ngày nắng ấm, khiến bầu trời chẳng khác nào một tấm kính vạn hoa.
Đàn linh dương Canada trên đường di cư
Rùa biển luýt (rùa da): Chúng có thể bơi hơn 10.000 dặm mỗi năm từ châu Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ để tìm thức ăn gần Washington, Oregon và California. Ấn tượng hơn nữa là tất cả các loài rùa biển có thể tìm thấy đường trở lại bãi biển, nơi chúng được sinh ra và đẻ trứng của mình.
Voi biển : Những con voi biển không chỉ đi 13.000 dặm ở cả trên biển và trên đất liền mỗi năm mà chúng còn thực hiện cuộc hành trình này một năm hai lần. Ấn tượng hơn là trong chuyến đi lần thứ nhất thì những con đực và cái được tách riêng biệt để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm khác nhau nhằm đảm bảo cho sự giao phối được thành công.
Cá mập trắng: có thể đi lên đến 2.500 dặm từ bờ biển California đến Thái Bình Dương để tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn. Nhưng trong chuyến di cư đó thì nguồn thực phẩm mà cá mập trắng cần lại vô cùng khan hiếm. Bí quyết để chúng tồn tại được là hàm lượng chất béo chiếm đến 90% trong gan, có thể chiếm tới một phần tư trọng lượng cơ thể của cá mập.
Trung bình loài nhạn biển bắc cực này sống 30 năm và như vậy trong cuộc đời của mình, loài chim này sẽ bay tổng cộng 2,4 triệu km - tương đương với ba chuyến đi từ trái đất đến mặt trăng và trở về.
Tuần lộc: Cuộc di cư của tuần lộc về phía nam nhằm mục đích tìm thức ăn và tránh rét. Chúng sẽ dành cả mùa hè ở những cánh đồng cỏ rộng lớn. Tuần lộc tạo thành đàn lớn lên đến 50.000 con, di chuyển khoảng 70 km trong một ngày. Tổng quãng đường tới 5.000 km.
Cá voi lưng gù:có thời gian di cư lâu nhất trong số các loài động vật có vú. Chúng bơi qua quãng đường 22.000 km mỗi năm, dành mùa hè gần vùng cực và ăn các loài cá nhỏ. Vào đầu mùa đông, chúng di chuyển tới đường xích đạo.
5. Tập tính xã hội
Là tập tính sống bầy đàn ở một số loài động vật
Tập tính thứ bậc: phân công con đầu đàn làm nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn, con cái trong mùa sinh sản.
-Trong đàn luôn có sự phân chia về thứ bậc
-Con đầu đàn có tính hung hăng nhất, thắng trận nhiều nhất khi đánh nhau với những con khác
b.Tập tính vị tha
- Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả mạng sống vì lợi ích sinh tồn của bầy.
Đàn ong 
Đàn kiến 
Đàn mối 
Tập tính vị tha ở loài cáo
Loài cáo đỏ có tính kỉ luật rất cao trong bầy đàn.
Khi một con cáo bị thương hay mắc bệnh, các con cáo khác sẽ chia sẻ thức ăn cho nó.
Khi cáo chết đi thì các con cáo khác trong đàn sẽ nuôi con của chúng
Ở loài Sóc
Các nhà khoa học thực hiện dự án Kluane Red Squirrel đã quan sát từ năm 1987 tập tính của hơn 7.000 con sóc và ghi nhận 34 ca nhận nuôi
Trong mỗi trường hợp, những con sóc con mồ côi đều có mối quan hệ họ hàng thân thuộc với sóc mẹ nuôi vốn dĩ là dì, chị hay bà của chúng.
VI- Những ứng dụng tập tính trong đời sống và sản xuất
Con người cũng có tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống như động vật
Do hệ thần kinh phát triển và thời gian sống dài nên rất thuận lợi cho việc học tập , hình thành rất nhiều tập tính mới
Rất nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ỏ động vật

Tập tính ở người
Con người có những tập tính bẩm sinh nhờ vào giáo dục, học tập, rèn luyện…
VD: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc,…
Con người có hệ thần kinh rất phát triển→ rất nhiều tập tính học được trong đời sống. 

- Thói quen xấu như: lười biếng, cẩu thả, nói bậy,đánh nhau…
Học bài
Tập thể dục
VD: 
- Thói quen tốt như chăm học, nề nếp, đúng giờ, tập thể dục,..
Khỉ đi xe đạp
Cá heo diễn xiếc
Ứng Dụng Về Tập Tính ở Động Vật
Chó săn được huấn luyện để phục vụ cho quân đội
Ứng dụng
trong bảo
vệ mùa
màng
Nhện nước: khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng của rầy nâu, chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày. Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống chế được sâu hại không tăng quá lớn để phá hoại cây trồng
Kiến ba khoang : Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hoại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.
Bọ đuôi kìm: tên khoa học là Eborelia. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới đất ở hốc cây lúa
Chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20-30 con mồi/ngày.
Bọ xít mù xanh:
-Chúng tìm trứng và sâu non của các loài rầy .
-Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ ngày hay 1-5 con bọ rầy/ngày.
Bọ xít nước : Là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng nước. Đối tượng của chúng là những con rầy non, chúng ăn rầy non rơi xuống nước . Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4-7 con bọ rầy/ngày
Bọ rùa đỏ: có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc chói. Hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy
Thanks For Watching
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)