Bài 32 Nội năng và sự biến thiên nội năng

Chia sẻ bởi nguyễn xuân phương | Ngày 25/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 32 Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Ngã Sáu Họ & tên GSh: Nguyễn Xuân Phương
Lớp: 10C3 MSSV: 1117559
Môn: Vật Lý Ngành học: SP. Vật Lý – Tin học K37
Tiết thứ: 3 Họ & tên GVHD: Đặng Thị Trúc Thể
Ngày: 25/02/2015
Chương VI
CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 32
NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG

MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc nhiệt độ và thể tích.
Nêu được các ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
2. Kĩ năng:
Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng.
Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Phương pháp
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trình bày trực quan.
Phương tiện
Sách giáo khoa.
- Thí nghiệm ở các Hình 32.1a và 32.1c SGK (nếu có).
2. Học sinh:
Ôn lại các kiến thức về cơ năng, nhiệt năng, các hình thức truyền nhiệt,công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu đã học ở THCS.
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Viết phương trình trạng thái khí lý tưởng?
Câu 2: Phát biểu định luật Gay-luy-xac và viết biểu thức?
Câu 3: Dạng đường đẳng áp trong hệ tọa độ p-T, p – V?
Giới thiệu bài mới (3’)
Giới thiệu chương: Ở chương IV chúng ta đã tìm hiều khái quát về các dạng năng lượng, các dạng năng lượng này có nguồn gốc từ đâu? Hay nói cách khác cơ sở nào ta có thể xác định chúng. Chúng ta sang chương VI – Cơ sở của nhiệt động lực học để tìm hiểu.
Nếu có người hỏi em phần lớn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng thuộc dạng nào? Chắc rằng các em sẽ nghĩ đó là điện năng, cơ năng hoặc năng lượng nguyên tử, chứ ít nghĩ tới nội năng. Nhưng các em có biết, phần lớn năng lượng mà ta đang sử dụng lại được khai thác từ chính là nội năng. Vậy, nội năng là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Dạy bài mới:
TG
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

10’
I. Nội năng
1. Nội năng là gì?
- Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
Kí hiệu: U
Đơn vị: Jun (J)
- Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật
U= f(T,V)

 - Cơ năng là tổng của các dạng năng lượng nào?
- Một vật khi chuyển động có vận tốc ta nói nó có năng lượng nào?
- Động năng là gì?
-Khi vật chuyển động có vận tốc=> động năng
- Một vật có độ cao h so với vị trí mốc thì có năng lượng nào ?
- Thế năng là gì ?





- Chúng ta đều biết vật chất cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử riêng lẽ, vậy chúng có động năng và thế năng không ? Vì sao ?
Gợi ý :
+ Các phân tử có chuyển động không ?
+Giữa các phân tử có khoảng cách không ?


Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
- Vậy nội năng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2
Gợi ý C1 :
- Nhiệt độ thay đổi=> ?
- Thể tích thay đổi=> ?

Gợi ý C2 :
- Nhắc lại thế nào là khí lý tưởng ?
- Các phân tử khí lí tưởng có tương tác nhau không ?


- Động năng và thế năng

- Động năng


-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn xuân phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)