Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng

Chia sẻ bởi võ đức yến ngọc | Ngày 25/04/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG
(((
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Việt Dũng Họ & tên GSh: Võ Đức Yến Ngọc
Lớp: 10B3 MSSV: 1110252
Môn: Vật Lý Ngành học: SP. Vật Lý – Tin học K37
Tiết thứ: 5 Họ & tên GVHD: Phạm Thúy Vân
Ngày: tháng năm 2015 Từ 26/01/2015 đến 12/04/2015

TÊN BÀI DẠY
BÀI 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
MỤC TIÊU
Kiến thức cơ bản
Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
Phân biệt được hai cách làm biến đổi nội năng và nêu các ví dụ minh họa cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt.
Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Kĩ năng
Giải thích định tính một số hiện tượng đơn giản về sự thay đổi nội năng.
Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp
Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp, trình chiếu.
Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết bài giảng.
Máy chiếu.
Thí nghiệm 1: Bật lửa, chai nước thủy tinh, đồng xu, nước.
Thí nghiệm 2: Nước, dĩa, bật lửa, cốc giấy.
NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
(Giới thiệu chương) ở chương V, các em đã được nghiên cứu tính chất của chất khí và các quá trình biến đổi trạng thái. Hôm nay, chúng ta đến với chương VI tìm hiểu nội dung mới các hiện tượng nhiệt về năng lượng và biến đổi năng lượng.
Trước khi vào bài mới cô có thí nghiệm vui cho lớp như sau: đặt 1 đồng xu lên miệng chai (trên miệng chai có vẽ vòng nước), hãy giúp cô di chuyển đồng xu lên khỏi miệng chai mà không được dùng tay chạm vài đồng xu (cho HS thực hiện, nếu HS không đưa ra được phương án thì giáo viên gợi ý). Năng lương xuất hiện trong thí nghiệm này là nội năng. Vậy nội năng là gì? Chúng ta cùng đến với bài 32.
Dạy bài mới
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Lưu bảng

20p









































































10p
Em hiểu như thế nào về 2 từ “nội năng”?
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vậy một em nhắc lại cho cô biết cơ năng của một vật là gì?
Động năng của một vật phụ thuộc vào đại lượng nào?
Thế năng của một vật phụ thuộc vào đâu?
Chúng ta biết rằng vật chất được cấu tạo từ các phân tử. Vậy theo em các phân tử có động năng, thế năng không? Vì sao?


Vậy theo em năng lượng bên trong vật chất gồm những dạng nào?
Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
+ Kí hiệu: U
+ Đơn vị: J
Trả lời câu C1.

Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.


Trả lời câu C2.( đối với khí thực thì nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích, còn đối với khí lý tưởng thì chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại sao lại như vây?
Một em hãy nhắc lại thế nào là khí lý tưởng?
Khi va chạm chúng sẽ tương tác với nhau, lực tương tác mới đáng kể. Hay nói cách khác đối với khí lý tưởng ta có thể bỏ qua lực tương tác, thế năng không có. Như vậy nội năng của khí lý tưởng lúc này chỉ còn lại động năng mà động năng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nên ta có thể kết luận “ nội năng của khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ”.
Vậy theo em nội năng của một vật có thay đổi được hay không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: võ đức yến ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)