Bài 32:Nội năng và sự biến thiên nội năng
Chia sẻ bởi Ca Hoài Nhựt Vy |
Ngày 25/04/2019 |
113
Chia sẻ tài liệu: Bài 32:Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Người soạn: Giáo sinh Ca Hoài Nhựt Vy
Ngày soạn: 09/03/2015 Ngày dạy: 14/03/2015 – tiết 2
Lớp dạy: 10A7
Giáo viên hướng dẫn: ThầyTrương Văn Khánh
Trường THPT Chu Văn An
Tiết 54
CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
Chứng minh được nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
Trình bày được hai cách làm biến đổi nội năng.
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng, viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
Về kỹ năng
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự biến thiên nội năng.
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập liên quan.
Về thái độ
Có ý thức, thái độ đúng trong tiết học.
Tích cực trong học tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hình ảnh minh họa về các cách thực hiện công.
Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Môn: Vật lí
Bài: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
Nhóm:
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.
1. Nội năng là
a) càng cao khi động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.
2. Nội năng của một lượng khí lí tưởng
b) J/(kg.K).
3. Nhiệt độ của vật
c) số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
4. Nhiệt lượng là
d) quá trình nội năng được chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại.
5. Công là
đ) tổng động năng và thế năng của các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật.
6. Truyền nhiệt là
e) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
7. Thực hiện công là
g) Q = mcΔt.
8. Công thức tính nhiệt lượng là
h) số đo sự biến thiên nội năng trong quá trình thực hiện công.
9. Đơn vị nhiệt dung riêng là
i) quá trình trong đó chỉ có sự chuyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Đáp án: 1…, 2…, 3…, 4…, 5…, 6…, 7…, 8…, 9…
Học sinh
Ôn lại kiến thức về cơ năng, thế năng, các hình thức truyền nhiệt, công thức tính nhiệt lượng đã học.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Tiến trình dạy học – Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Chúng ta vừa học xong chương chất khí-nghiên cứu các tính chất và các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Hôm nay chúng ta sẽ sang chương mới, nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng và biến đổi năng lượng, chương VI: “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”.
Trong thực tế các em đã được quan sát, khi ta đun nước trong ấm cho tới khi nước sôi, hơi nước sôi có thể đẩy nắp ấm lên. Hơi nước có thể đẩy nắp ấm lên chứng tỏ khối khí có khả năng sinh công, ta nói khối khí có năng lượng. Năng lượng bên trong khối khí gọi là nội năng. Như vậy nội năng của khối khí có thể thay đổi, tăng giảm tùy trường hợp. Trên đây chỉ là một quá trình thể hiện nội năng tăng khi đun sôi ấm nước, để khảo sát kĩ hơn về nội năng và sự thay đổi nội năng chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay, Bài 32: “NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội năng ( 15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
-Ngay bên trong chất khí, hay vật chất nói chung thì thấy điều gì?
Gợi ý:
+Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có năng lượng dạng gì?
+Giữa các phân tử chất khí có khoảng cách và chúng tương tác với nhau nên các phân tử có năng lượng dưới dạng gì nữa?
-Bên trong vật chất có 2 dạng năng lượng là động năng và thế năng. Ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là nội năng của vật?
-Thông báo kí hiệu của nội năng là U.
Ngày soạn: 09/03/2015 Ngày dạy: 14/03/2015 – tiết 2
Lớp dạy: 10A7
Giáo viên hướng dẫn: ThầyTrương Văn Khánh
Trường THPT Chu Văn An
Tiết 54
CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
Chứng minh được nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
Trình bày được hai cách làm biến đổi nội năng.
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng, viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
Về kỹ năng
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự biến thiên nội năng.
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập liên quan.
Về thái độ
Có ý thức, thái độ đúng trong tiết học.
Tích cực trong học tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hình ảnh minh họa về các cách thực hiện công.
Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Môn: Vật lí
Bài: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
Nhóm:
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.
1. Nội năng là
a) càng cao khi động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.
2. Nội năng của một lượng khí lí tưởng
b) J/(kg.K).
3. Nhiệt độ của vật
c) số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
4. Nhiệt lượng là
d) quá trình nội năng được chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại.
5. Công là
đ) tổng động năng và thế năng của các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật.
6. Truyền nhiệt là
e) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
7. Thực hiện công là
g) Q = mcΔt.
8. Công thức tính nhiệt lượng là
h) số đo sự biến thiên nội năng trong quá trình thực hiện công.
9. Đơn vị nhiệt dung riêng là
i) quá trình trong đó chỉ có sự chuyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Đáp án: 1…, 2…, 3…, 4…, 5…, 6…, 7…, 8…, 9…
Học sinh
Ôn lại kiến thức về cơ năng, thế năng, các hình thức truyền nhiệt, công thức tính nhiệt lượng đã học.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Tiến trình dạy học – Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Chúng ta vừa học xong chương chất khí-nghiên cứu các tính chất và các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Hôm nay chúng ta sẽ sang chương mới, nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng và biến đổi năng lượng, chương VI: “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”.
Trong thực tế các em đã được quan sát, khi ta đun nước trong ấm cho tới khi nước sôi, hơi nước sôi có thể đẩy nắp ấm lên. Hơi nước có thể đẩy nắp ấm lên chứng tỏ khối khí có khả năng sinh công, ta nói khối khí có năng lượng. Năng lượng bên trong khối khí gọi là nội năng. Như vậy nội năng của khối khí có thể thay đổi, tăng giảm tùy trường hợp. Trên đây chỉ là một quá trình thể hiện nội năng tăng khi đun sôi ấm nước, để khảo sát kĩ hơn về nội năng và sự thay đổi nội năng chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay, Bài 32: “NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội năng ( 15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
-Ngay bên trong chất khí, hay vật chất nói chung thì thấy điều gì?
Gợi ý:
+Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có năng lượng dạng gì?
+Giữa các phân tử chất khí có khoảng cách và chúng tương tác với nhau nên các phân tử có năng lượng dưới dạng gì nữa?
-Bên trong vật chất có 2 dạng năng lượng là động năng và thế năng. Ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là nội năng của vật?
-Thông báo kí hiệu của nội năng là U.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ca Hoài Nhựt Vy
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)