Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng

Chia sẻ bởi Vũ Minh Hằng | Ngày 25/04/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 57:
Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
- Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
- Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng Q=mc∆t để giải một số bài tập có liên quan.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sgk, giáo án
2. Học sinh
- Sgk, vở.
- Dụng cụ học tập.
- Ôn lại các kiến thức về động năng, thế năng, nhiệt năng và các hình thức truyền nhiệtđã học ở THCS; lực tương tác phân tử; thuyết động học phân tử chất khí và khái niệm khí lý tưởng đã học ở chương V “Chất khí”.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp học. Đặt vấn đề vào bài mới(5phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- GV ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu vào chương mới: Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu về chất khí: tính chất và các quá trình biến đổi trạng thái của chất khí.
- Đặt câu hỏi: Nêu các thông số trạng thái của chất khí?
- Ngoài chất khí, chất rắn và chất lỏng cũng có những giá trị này, và nó đặc trưng cho trạng thái của một vật hoặc một hệ nhiều vật.
- Ngoài việc nghiên cứu trạng thái của vật, người ta cũng nghiên cứu về mặt năng lượng của vật. Do đó, khi nghiên cứu về các hiện tượng liên quan đến nhiệt, có một phương pháp chỉ nghiên cứu sự biến đổi năng lượng đi kèm theo các hiện tượng ấy. Theo nguồn gốc lịch sử thì phương pháp này được hình thành do khảo sát sự biến đổi năng lượng của chuyển động nhiệt thành cơ năng để chạy các máy phát động lực vì vậy mới có tên là phương pháp nhiệt động lực =>nhiệt động lực học. Tuy nhiên, ngày nay phạm vi rộng hơn: xét sự biến đổi năng lượng nói chung. Chúng ta sang chương mới: Cơ sở của nhiệt động lực học.

- GV đưa ra tình huống vào bài mới:
Đun nước trong ấm cho tới khi nước sôi. Quan sát nắp ấm, em có nhận xét gì? Hoặc khi rót nước sôi vào phích rồi nút lại, nút phích xảy ra hiện tượng gì?
- GV nêu vấn đề: Vậy vì sao hơi nước có thể đẩy nắp ấm, nút phích lên?
Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề trên trong bài ngày hôm nay.
- Lớp báo cáo sĩ số.







- Trả lời: nhiệt độ tuyệt đối T, áp suất p, thể tích V.



































- Trả lời: Hơi nước sôi có thể đẩy nắp ấm hoặc nút phích lên.









































Chương VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC














Bài 32: Nội năng và sự biến thiên của nội năng.




2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nội năng và độ biến thiên nội năng (20phút)
- Mục tiêu:
+ Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
+ Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
+ Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
+ Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
+ Có ý thức học tập, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn, tích cực tìm hiểu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Minh Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)