Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Phiên |
Ngày 10/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Giáo án
tập giảng
Trịnh Thị Mai
Lớp : 46 A Vật lý
Trường : Đại học Vinh
Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu tạo chất ?
Hãy nêu thuyết động học phân tử và định nghĩa khí lý tưởng?
Đáp án:
* Cấu tạo chất :
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, giữa chúng có khoảng cách
+ Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
* Thuyết động học phân tử :
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử va chạm với nhau và va chạm với thành bình
* Định nghĩa khí lý tưởng :
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm được gọi là khí lý tưởng
* Chúng ta đã quen với các dạng năng lượng như : cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng hay năng lượng nguyên tử chứ ít nghĩ tới nội năng nhưng phần lớn năng lượng mà con người khai thác lại chính là nội năng. Vậy nội năng là gì ?
Chương IV :
cơ sở của nhiệt động lực học
Bài 32
Nội năng và sự biến thiên nội năng
I, Nội năng:
1, Nội năng là gì?
* Vật chất được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, vậy chúng có động năng và thế năng hay không? Tại sao?
* Gợi ý: dựa vào định nghĩa động năng, thế năng đã học trong phần cơ học, và thuyết cấu tạo chất
+ Các phân tử có động năng vì chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
+ Các phân tử cũng có thế năng vì giữa chúng có lực tương tác
* Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật
Ký hiệu : U
Đơn vị của nội năng : J
Vậy nội năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đối với khí lý tưởng:
2. Độ biến thiên
nội năng:
Độ biến thiên nội năng (?U) là phần nội năng tăng thêm hay giảm đi trong một quá trình
?U>0 : Nội năng tăng
?U<0 : nội năng giảm
II, Các cách làm thay đổi nội năng
* Làm thế nào để biết nội năng của vật thay đổi?
* Làm thế nào để làm thay đổi nội năng của vật?
+ Đối với chương này khi thấy nhiệt độ của vật thay đổi thì biết nội năng của vật thay đổi
+ Có hai cách làm thay đổi nội năng của vật : thực hiện công và truyền nhiệt
1, Thực hiện công :
* Ngoại lực thực hiện công lên vật và có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng sang nội năng
- Công : là phần năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình thực hiện công
2, Truyền nhiệt :
a, Quá trình truyền nhiệt:
- Truyền nhiệt : truyền trực tiếp nội năng từ vật này sang vật khác
- Quá trình này không thực hiện công , không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác
b, Nhiệt lượng :
- Độ biến thiên nội năng của một vật trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng ( Q )
Q : nhiệt lượng toả ra hay thu vào (J)
m khối lượng (kg)
c: nhiệt dung riêng(J/kgK)
?t : độ biến thiên nhiệt độ
* Chú ý :
+ Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng, năng lượng luôn tồn tại cùng vật chất
+ Nhiệt lượng chỉ xuất hiện khi có sự truyền nhiệt từ vật này sang vật khác
Phương trình cân bằng nhiệt
* Hãy so sánh thực hiện công và truyền nhiệt, công và nhiệt lượng?
Đáp án :
* Thực hiện công : có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác
* Qúa trình truyền nhiệt : không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
* Công : là phần năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình thực hiện công
* Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt
Bài tập : + Học lý thuyết của bài
+ Làm các bài tập : 4, 5, 6, 7, 8 SGK
+ Đọc mục em có biết
+ Ôn lại bài : Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt chương trình vật lý lớp 8 THCS
tập giảng
Trịnh Thị Mai
Lớp : 46 A Vật lý
Trường : Đại học Vinh
Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu tạo chất ?
Hãy nêu thuyết động học phân tử và định nghĩa khí lý tưởng?
Đáp án:
* Cấu tạo chất :
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, giữa chúng có khoảng cách
+ Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
* Thuyết động học phân tử :
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử va chạm với nhau và va chạm với thành bình
* Định nghĩa khí lý tưởng :
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm được gọi là khí lý tưởng
* Chúng ta đã quen với các dạng năng lượng như : cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng hay năng lượng nguyên tử chứ ít nghĩ tới nội năng nhưng phần lớn năng lượng mà con người khai thác lại chính là nội năng. Vậy nội năng là gì ?
Chương IV :
cơ sở của nhiệt động lực học
Bài 32
Nội năng và sự biến thiên nội năng
I, Nội năng:
1, Nội năng là gì?
* Vật chất được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, vậy chúng có động năng và thế năng hay không? Tại sao?
* Gợi ý: dựa vào định nghĩa động năng, thế năng đã học trong phần cơ học, và thuyết cấu tạo chất
+ Các phân tử có động năng vì chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
+ Các phân tử cũng có thế năng vì giữa chúng có lực tương tác
* Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật
Ký hiệu : U
Đơn vị của nội năng : J
Vậy nội năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đối với khí lý tưởng:
2. Độ biến thiên
nội năng:
Độ biến thiên nội năng (?U) là phần nội năng tăng thêm hay giảm đi trong một quá trình
?U>0 : Nội năng tăng
?U<0 : nội năng giảm
II, Các cách làm thay đổi nội năng
* Làm thế nào để biết nội năng của vật thay đổi?
* Làm thế nào để làm thay đổi nội năng của vật?
+ Đối với chương này khi thấy nhiệt độ của vật thay đổi thì biết nội năng của vật thay đổi
+ Có hai cách làm thay đổi nội năng của vật : thực hiện công và truyền nhiệt
1, Thực hiện công :
* Ngoại lực thực hiện công lên vật và có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng sang nội năng
- Công : là phần năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình thực hiện công
2, Truyền nhiệt :
a, Quá trình truyền nhiệt:
- Truyền nhiệt : truyền trực tiếp nội năng từ vật này sang vật khác
- Quá trình này không thực hiện công , không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác
b, Nhiệt lượng :
- Độ biến thiên nội năng của một vật trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng ( Q )
Q : nhiệt lượng toả ra hay thu vào (J)
m khối lượng (kg)
c: nhiệt dung riêng(J/kgK)
?t : độ biến thiên nhiệt độ
* Chú ý :
+ Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng, năng lượng luôn tồn tại cùng vật chất
+ Nhiệt lượng chỉ xuất hiện khi có sự truyền nhiệt từ vật này sang vật khác
Phương trình cân bằng nhiệt
* Hãy so sánh thực hiện công và truyền nhiệt, công và nhiệt lượng?
Đáp án :
* Thực hiện công : có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác
* Qúa trình truyền nhiệt : không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
* Công : là phần năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình thực hiện công
* Nhiệt lượng là phần năng lượng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt
Bài tập : + Học lý thuyết của bài
+ Làm các bài tập : 4, 5, 6, 7, 8 SGK
+ Đọc mục em có biết
+ Ôn lại bài : Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt chương trình vật lý lớp 8 THCS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Phiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)