Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng

Chia sẻ bởi Nguyễn Sơn Lâm | Ngày 10/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí vị đại biểu và các em học sinh đến với giờ học môn Vật lý. Chúc các em một giờ học đầy bổ ích .
Thí nghiệm ảo mở đầu
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Các phân tử có thể có động năng phân tử và thế năng phân tử
Các phân tử có thể có năng lượng không ? Năng lượng ấy tồn tại ở dạng nào?
Vậy nội năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Động năng phân tử phụ thuộc nhiệt độ, thế năng phân tử phụ thuộc thể tích nên nội năng phụ thuộc nhiệt độ (T) và thể tích (V)
Khi thực hiện công để cọ xát đồng xu trên mặt bàn, đồng xu nóng lên, nội năng của nó tăng.
Trong quá trình cọ xát đồng xu trên mặt bàn có điều gì xảy ra với đồng xu ?
Khi cọ xát đồng xu, dạng năng lượng nào đã biến thành nội năng ?
Cơ năng ? nội năng.
Thí nghiệm theo nhóm của hs
Khí nóng lên, nội năng của nó tăng.
Qua quá trình quan sát TN, căn cứ vào đâu mà em biết nội năng của khí thay đổi?
Thí nghiệm ảo minh hoạ về nén khí.
Em hãy lấy VD thực tế về hiện tượng cơ năng chuyển hoá làm thay đổi nội năng của vật ?
Thí nghiệm của các nhóm học sinh về sự truyền nhiệt.
Sau khi nhúng vào nước nóng, nhiệt độ của miếng kim loại tăng lên, nội năng của nó tăng.
Em có nhận xét gì về nội năng của miếng kim loại trước và sau khi nhúng vào nước nóng ?
Trong quá trình truyền nhiệt có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác không ?
Em hãy so sánh đặc điểm hai quá trình biến thiên nội năng vừa học ?
- Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác sang nội năng.
Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Em hãy mô tả và nêu tên các hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong các quá trình truyền nhiệt ở hình 32.3 sgk?
Bài tập trắc nghiệm
Giải :
Theo công thức tính nhiệt lượng :
Q = m.c. ? t
= 2.4200.(100 - 20) = 672 000 J
Vậy nhiệt lượng cần thiết là 672 000 J.
Bài tập : Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 200C (c = 4200 J/kg.K)
m = 2kg
t1 = 200C
t2 = 1000C
c = 4200 J/kg.K
Q = ?
Bài tập 2:
Người ta pha nước để ngâm thóc giống theo tỉ lệ " ba sôi, hai lạnh". Hãy tìm nhiệt độ của nước sau khi pha? Bỏ qua sự mất mát năng lượng do truyền nhiệt cho môi trường. Cho nhiệt độ của nước sôi là 1000C ; nhiệt độ của nước lạnh là 200C
Giải : Gọi nhiệt độ nước sau khi pha là t0C . Gọi Q1 là nhiệt lượng do nước nóng toả ra. Gọi Q2 là nhiệt lượng do nước lạnh thu vào. Gọi 3m là khối lượng của nước sôi Gọi 2m là khối lượng của nước lạnh. Theo bài ra ta có : Q1= 3m c (100 - t); Q2= 2mc (t - 20). Khi có sự cân bằng nhiệt thì Q1= Q2. ? 3mc(100 - t) = 2mc( t - 20 ) ? 3(100-t) = 2( t- 20) ? 340 = 5t ? t = 680C.
Giờ học kết thúc xin cảm ơn quý vị Đại biểu và các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sơn Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)