Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng

Chia sẻ bởi Hoàng Hải Hà | Ngày 09/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG VI
CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Phần lớn năng lượng mà chúng ta sử dụng đều được khai thác từ một dạng năng lượng gọi là nội năng.
Vậy nội năng là gì?
GV: HOÀNG HẢI HÀ
TỔ: LÝ – TIN
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU
I. NỘI NĂNG
1. Nội năng là gì?
Động năng là gì?
Thế năng là gì?
Cơ năng là gì?
Vật chất được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ. Vậy các phân tử có động năng, thế năng không? Vì sao?
Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
Kí hiệu: U
Đơn vị: J
I. NỘI NĂNG
1. Nội năng là gì?
1. Hãy chứng tỏ rằng nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật:
U = f(T,V)
2. Hãy chứng tỏ nội năng của một lượng khí lí tưởng chỉ phụ thuộc vào nhệt độ:
UKLT = f(T)
I. NỘI NĂNG
2. Độ biến thiên nội năng
Độ biến thiên nội năng là phần nội năng tăng lên
hay giảm bớt trong một quá trình.
Kí hiệu : U
II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NỘI NĂNG CỦA VẬT
1. Thực hiện công
Thực hiện công
Cọ sát miếng kim loại vào
mặt bàn (ấn mạnh pittông xuống)
kim loại (khí trong xi lanh)
nóng lên
nội năng thay đổi
Có sự chuyển hoá năng lượng khác
(cơ năng) sang nội năng.
Truyền nhiệt
Cho miếng kim loại (khí trong xi lanh)
tiếp xúc với một nguồn nhiệt
 miếng kim loại (khí nóng lên)
 nội năng thay đổi
Không có sự chuyển hoá năng lượng
mà chỉ có quá trình truyền nội năng
II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NỘI NĂNG CỦA VẬT
2. Truyền nhiệt
II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NỘI NĂNG CỦA VẬT
3. Nhiệt lượng
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng ( gọi tắt là nhiệt ).
Trong đó :
+ U : Độ biến thiên nội năng trong quá truyền nhiệt.
+ Q : Nhiệt lượng vật nhận được hay toả ra cho vật khác.
Biểu thức : U = Q
Q = mct
Trong đó: Q : là nhiệt lượng thu vào hay toả ra ( J ).
m : là khối lượng ( kg ).
C : nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K ) .
t : độ biến thiên nhiệt độ ( 0C hoặc K)
Hãy so sánh: - Sự thực hiện công và truyền nhiệt?
- Công và nhiệt lượng?
Hãy mô tả và nêu tên các hình thức truyền nhiệt trong các hiện tượng ở hình vẽ sau:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào sau đây khi nói về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng của vật không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
C. Nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.
D. Nội năng và nhiệt lượng có cùng đơn vị.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Câu nào sau đây khi nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nội năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là phần nội năng vật mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
C. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
D. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
BTVN
1. HỌC BÀI CŨ VÀ LÀM CÁC BÀI TẬP CÒN LẠI Ở SGK.
2. XEM LẠI ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT (SGK VẬT LÍ 8).
3. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG CỦA MỘT VẬT.
4. ĐỒ THỊ CỦA CÁC ĐẲNG QUÁ TRÌNH.
5. ĐỌC PHẦN EM CÓ BIẾT SGK 173
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hải Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)