Bài 32. Hiện tượng quang-phát quang

Chia sẻ bởi Bùi Văn Khoa | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Hiện tượng quang-phát quang thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Bài 32
HIỆN TƯỢNG
QUANG - PHÁT QUANG
N?i dung c?a thuy?t lu?ng t? ỏnh sỏng:
+ �nh sỏng du?c t?o th�nh b?i cỏc h?t g?i l� phụtụn.
+ V?i m?i ỏnh sỏng don s?c cú t?n s? f, cỏc phụtụn d?u gi?ng nhau, m?i phụtụn mang nang lu?ng b?ng hf.
+ Trong chõn khụng, phụtụn bay v?i t?c d? c = 3.108 m/s d?c theo cỏc tia sỏng.
+ M?i l?n m?t nguyờn t? hay phõn t? phỏt x? ho?c h?p th? ỏnh sỏng thỡ chỳng phỏt ra hay h?p th? m?t phụtụn.
Kiểm tra bài cũ
Phát biểu nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng
?
Hãy quan sát những sinh vật và đồ vật sau:
Đom đóm
Vật trang trí bằng đá ép
Sứa biển
Biển báo giao thông
Cho biết chúng có đặc điểm gì chung?
Các sinh vật, đồ vật đó đều có thể phát sáng vào ban đêm.
Đó là một hiện tượng vật lí mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
I - HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
1. Khỏi ni?m v? s? phỏt quang
HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG
+ Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang.
Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.
Ví dụ 1:
Chiếu chùm ánh sáng trắng vào con đại bàng bằng đá ép, thì thấy con đại bàng phát ra ánh sáng màu lục.
I - HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
1. Khỏi ni?m v? s? phỏt quang
+ Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang.
Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.
Ví dụ 2:
Chùm bức xạ tử ngoại chiếu vào lớp bột phát quang ở thành trong của đèn ống thì thấy lớp bột phát quang phát ra ánh sáng trắng.
I - HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
1. Khỏi ni?m v? s? phỏt quang
+ Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang.
Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.
+ Một đặc điểm quan trọng của sự phát quang là nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang.
I - HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
2. Hu?nh v� lõn quang
HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG
Hãy nhận xét về thời gian phát quang của lớp bột phát quang trong đèn ống và của con đại bàng bằng đá ép, sau khi đã tắt ánh sáng kích thích?
Khi tắt ánh sáng kích thích thì ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh.
Khi tắt ánh sáng kích thích thì ánh sáng phát quang còn kéo dài một khoảng thời gian nào đó.
I - HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
2. Hu?nh v� lõn quang
HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG
Sự huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8 s), nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích. Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
Sự lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (từ 10-8 s trở lên); thường xảy ra với chất rắn. Các chất rắn phát lân quang gọi là chất lân quang.
?
C1: Tại sao sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)?
Trên đầu các cọc chỉ giới và biển báo giao thông là sơn phát quang, điều đó có lợi ở chỗ: nếu là ánh sáng phát quang thì từ nhiều phía có thể thấy biển báo, cọc chỉ giới. Còn nếu là ánh sáng phản xạ thì chỉ có thể nhìn thấy các vật đó theo phương phản xạ.
HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG
II – ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG HUỲNH QUANG
- Gi?i thớch:
Trạng thái bình thường
Trạng thái kích thích
hfhq
hfkt
hfhq< hfkt
Nguyên tử (phân tử)
(bình thường)
hfkt
Kích thích
Va chạm
Năng lượng giảm
hfhq
Bình thường
- D?c di?m:
Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích:
CỦNG CỐ – VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Trên áo của công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.
a. Những đường kẻ đó dùng đì?








Các đường kẻ này để báo hiệu cho người và phương tiện trên đường.
CỦNG CỐ – VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Trên áo của công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.
a. Những đường kẻ đó dùng để làm gì?
b. Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?





Các đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang.
CỦNG CỐ – VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Trên áo của công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.
a. Những đường kẻ đó dùng để làm gì?
b. Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?
c. Đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang?



Để nhận biết các đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang hay phản quang: dùng đèn pin thử tiền chiếu lên một chỗ trên đường kẻ đó xem nó sáng lên màu gì? Nếu nó sáng lên màu vàng hay màu lục thì đó là chất phát quang.
VẬN DỤNG
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
+ Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
Câu hỏi 2: Trong hiện tượng quang - phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì?
A. Để tạo ra dòng điện trong chân không.
B. Để làm cho vật phát sáng.
C. Để làm nóng vật.
D. Để làm thay đổi điện trở của vật.
VẬN DỤNG
KIẾNTHỨC CẦN NHỚ
+ Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
+ Huỳnh quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài rất ngắn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở các chất lỏng và khí.
+ Lân quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài khá lớn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở chất rắn.
Câu hỏi 3: Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.
A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.
B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.
C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.
VẬN DỤNG
KIẾNTHỨC CẦN NHỚ
+ Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
+ Huỳnh quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài rất ngắn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở các chất lỏng và khí.
+ Lân quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài khá lớn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở chất rắn.
+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích:
Câu hỏi 4 : Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 500 nm. Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang?
A. 300 nm.
B. 400 nm.
C. 480 nm.
D. 600 nm.
VẬN DỤNG
KIẾNTHỨC CẦN NHỚ
+ Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
+ Huỳnh quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài rất ngắn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở các chất lỏng và khí.
+ Lân quang là hiện tượng phát quang có thời gian kéo dài khá lớn sau khi tắt ánh sáng kích thích.Nó thường xảy ra ở chất rắn.
+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích:
Câu hỏi 5:
Hãy chọn câu đúng.
Trong hiện tượng quang-phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến:
A. Sự giải phóng một electron tự do.
B. Sự giải phóng một electron liên kết.
C. Sự giải phóng một cặp electron vào lỗ trống.
D. Sự phát ra một phôtôn khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)