Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Chia sẻ bởi Trương Minh Khải | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào tất cả các bạn và cô đến với bài thuyết trình của tổ 3
Bài 32 Địa Lý Các Ngành Công Nghiệp


Hai bức tranh ở dưới đây giúp bạn liên tưởng đến ngành công nghiệp nào ?

Công nghiệp Năng lượng :
1. Vai trò:
Là một trong những nền kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
2. Cơ cấu :
Gồm : Khai thác than , khai thác dầu khí , công nghiệp điện lực



Trong sự phát triển kinh tế thì năng lượng luôn đi trước 1 bước vì nó là cơ sở để thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác.
Ví dụ: con người phát hiện nguồn năng lượng mới là hơi nước thì lập tức có đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước ra đời.
Tại sao nói năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật?
2.1 Khai thác than
a. Vai trò:
Là nguồn năng lượng truyền thống cơ bản.
Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim.
Là nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
: b. Trữ lượng
- Ước tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.
- Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/ năm.
c. Phân bố :
Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn :
Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga.
Các hình ảnh khai thác than
Và chế biến sau khi khai thác
2.2 Khai thác dầu
a. Vai trò:
Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.
Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.
b. Trữ lượng:
Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.
Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.
c. Phân bố
Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc
khu vực Tây Ávà Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông
Nam Á.
Tại sao nói dầu là “ Vàng Đen” của nhiều quốc gia?
Dầu mỏ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia đặc biệt các nước đang phát triển như Arâp Xêut, Côoet, Iran, Irắc… Ở những quốc gia này xuất khẩu dầu mỏ có vai trò quyết định đến phát triển nền kinh tế của đất nước nên nguồn dầu mỏ ở đây rất quý vì vậy người ta gọi là “vàng đen”.
Giàn khai thác dầu mỏ ở Mỹ
Các bạn có nhận xét gì về bản đồ phía dưới ?
Hình ảnh về khai thác dầu ở Việt Nam
Các bạn có nhận xét gì về việc khai thác dầu , vận chuyển dầu ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ?

2.3 Công nghiệp điện lực
a. Vai trò:
- Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh
tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.
b. Cơ cấu:
Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….
c. Sản lượng:
- Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh
d. Phân bố :
Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp
hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…
Các nhà máy thủy điện ở nước ta
Đập Thủy Điện ITAIPU-BRAZIL

II.Công nghiệp luyện kim ( giảm tải )
III.Công nghiệp cơ khí( Giảm tải)
IV.Công nghiệp điện tử-tin học
*Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
* Phân loại(cơ ncấu) 4 phân gành:
-Máy tính(thiết bị công nghệ, phần mềm)Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc,EU, Trung Quốc, Ấn Độ
-Thiết bị điện tử(linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..)HK,NB,HQ,EU,ÂĐ, Canađa, Đài Loan, Malaixia
-Điện tử tiêu dùng(ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..)HK,NB,Singapo,EU,Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan
-Thiết bị viễn thông(máy fax, điện thoại..)Hoa Kì,NB, HQ
*Đặc điểm sản xuất và phân bố:
-Đặc điểm sản xuất:Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật
-Phân bố:Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
Công nghiệp điện tử
V. Công nghiệp thực phẩm ( giảm tải)
VI.Công ngiệp sản xuất hàng tiêu dùng
*Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
*Đặc điểm sản xuất và phân bố:
- Đặc điểm sản xuất:
+Sử gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kdụng ít nguyên liệu hơn CN nặng.
+Vốn ít, thời ĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận
+Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn
+Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
-Phân bố:Ở các nước đang phát triển
*Ngành công nghiệp dệt may
-Vai trò:Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
-Phân bố:rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...
Các ngành công nghiệp
VII.Công nghiệp thực phẩm
*Vai trò:
-Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống
-Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
-Làm tăng giá trị của sản phẩm
-Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống
*Đặc điểm-phân bố:
-Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
-Cơ cấu ngành:Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
-Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
+Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
+Các nước đang phát triển:đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp
Ngành công nghiệp thực phẩm
Cám ơn mọi người đã đón xem bài thuyết trình của
tổ 3  
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Minh Khải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)