Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Chia sẻ bởi Trần Hoàng Nam | Ngày 19/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 32
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Những hình ảnh giúp chúng ta liên tưởng đến ngành công nghiệp nào?
I.CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Vai trò
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện
đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng,
là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
2.Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố
Gồm: khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực.
next
Trong sự phát triển kinh tế thì năng lượng luôn đi trước 1 bước vì nó là cơ sở để thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác.
Ví dụ: con người phát hiện nguồn năng lượng mới là hơi nước thì lập tức có đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước ra đời.
Tại sao nói năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật?
2.1 Khai thác than
a. Vai trò:
- Là nguồn năng lượng truyền thống cơ bản.
- Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim.
- Là nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

b. Trữ lượng:
- Ước tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.
- Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/ năm.





c. Phân bố :
Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn :
Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga.


Hình 32.3-Phân bố trữ lượng và sản lượng khai thác than của thế giới
thời kì 2000 -2003
HAI HÌNH THỨC KHAI THÁC THAN
CHẾ BiẾN THAN SAU KHI KHAI THÁC
2.2 Khai thác dầu
a. Vai trò:
- Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.
- Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.






b. Trữ lượng:
- Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.
- Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.






c. Phân bố
Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc
khu vực Tây Ávà Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông
Nam Á.

Tại sao nói dầu là “ Vàng Đen” của nhiều quốc gia?
Dầu mỏ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia đặc biệt các nước đang phát triển như Arâp Xêut, Côoet, Iran, Irắc… Ở những quốc gia này xuất khẩu dầu mỏ có vai trò quyết định đến phát triển nền kinh tế của đất nước nên nguồn dầu mỏ ở đây rất quý vì vậy người ta gọi là “vàng đen”.
Hình 32.4– Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ
trên thế giới, thời kì 2000-2003
Khai thác dầu khí ở Angieri
Khai thác dầu khí trên biển ở Việt Nam
Khai thác dầu khí ở Việt Nam
Việt Nam
Các bạn biết gì về vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và vận chuyển dầu mỏ?
2.3 Công nghiệp
điện lực
a. Vai trò:
- Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh
tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.




b. Cơ cấu:
Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….
c. Sản lượng:
- Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh





d. Phân bố :
Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp
hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…

Phân bố sản lượng điện năng thế giới thời kì 2000 -2003
Nhà máy nhiệt điện ở Ấn Độ
ĐẬP THỦY ĐIỆN ITAIPU-BRAZIL
Dùng sóng để tạo ra điện ở Trung Quốc
MỘT VÙNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở QUẢNG ĐÔNG TRUNG QUỐC
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ
Phim
Kết hợp bảng trên với các hình 32.2; 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?

Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La-tinh, Trung Quốc và ở LB Nga (các nước và khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn).

Công nghiệp điện lực tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na Uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô-oét, Hoa Kì,...


Cảm ơn quí thầy cô
và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoàng Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)