Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Thu Hương | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

VI - CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

Tổ 4 – Thực hiện và trình bày
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
Mặt hàng da giày
Mặt hàng dệt may
Mặt hàng sành - sứ - thủy tinh
Mặt hàng nhựa
1 - VAI TRÒ
Sản xuất sản phẩm tiêu dùng thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân
Có giá trị xuất khẩu nếu như sản phẩm thoả mãn yêu cầu của thị trường bên ngoài.

2 – ĐẶC ĐIỂM
Là ngành công nghiệp trọng điểm.
Sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.
Động lực và chi phí vận tải ít hơn các ngành công nghiệp khác.
Cần nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.
Đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian hoài vốn nhanh.
Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
Đặc biệt,
* Đây là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, chịu tác động mạnh của yếu tố thị trường, lại ít gây ô nhiễm nên thường phân bố ở ven các đô thị lớn.
* Các ngành quan trọng nhất là dệt – may, da – giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh, giấy - in - văn phòng phẩm.
3 – CƠ CẤU NGÀNH
Cơ cấu ngành đa dạng:
Dệt may
( đóng vai trò chủ đạo )
Da giày
Nhựa
Sành - Sứ - Thủy tinh
* Phân bố rộng khắp các nước trên thế giới.




4 – TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN
A. CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.


Giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt cho hơn 7 tỉ người trên thế giới ...
Thu hoạch bông vải
Xí nghiệp may
Giúp ngành nông nghiệp, công nghiệp hóa chất phát triển và giải quyết vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm cho lao động nữ.
Ngành dệt may ngày càng được cải tiến về hình thức và quy mô sản xuất.
Dệt vải thủ công
Dệt vải bằng máy
Dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú như: Bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, sợi tổng hợp, len nhân tạo,...
Bông
Sợi tổng hợp
Lông cừu
Tơ tằm
Lanh
Ngành dệt may phân bố rộng khắp trên thế giới. Các nước có ngành dệt may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản,...
Ở Việt Nam, sản xuất hàng tiêu dùng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Trong đó dệt may cũng là ngành xuất khẩu lớn trong nhiều năm liền.
Công nghiệp dệt may ở Việt Nam
Nghề dệt may ở nước ta ra đời từ rất sớm.
Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm.
Ngày càng có vị trí trên thị trường quốc tế.
Trong tổng giá trị hàng xuất khẩu, hàng dệt may tăng:
+ Từ 850 triệu USD ( 1995 ) lên 2,7 tỉ USD ( 2002 );
+ Đạt 4,3 tỉ USD ( 2004 )
Trở thành một trong những mặt hàng chủ lực của nước ta trên thị trường 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với các thương hiệu nổi tiếng như Việt Tiến, Thái Tuấn, VINATEX,... Hàng dệt may Việt Nam đã và đang chinh phục được các thị trường khó tính như Mĩ, Nhật Bản,...
Tuy nhiên,
Nước thải của các doanh nghiệp dệt, nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lí tốt.
Các cơ quan chức năng đã và đang vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.
Một số hình ảnh của công nghiệp da-giày
Công nghiệp sản xuất mặt hàng nhựa
Công nghiệp sản xuất sành - sứ - thủy tinh
Công nghiệp giấy - in - văn phòng phẩm
- Cả nước có 2 nhà máy giấy lớn là Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai). 
- Các cơ sở in phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Việc sản xuất văn phòng phẩm còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)