Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Ánh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 32: Địa Lý Các Ngành Công Nghiệp
Trường THPT Kỳ Anh
Lớp: 10A3
Nhóm: 3
1. Vai trò:
-Là một trong những nền kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia
-Là tiền đề của của tiến bộ khoa học- kỹ thuật.
-Tạo việc làm cho người lao động.


2. Cơ cấu
-Khai thác than
-Khai thác dầu
-Công nghiệp điện lực



I- CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Câu Hỏi:

Tại sao nói dầu là “vàng đen” của nhiều quốc gia?



Trả Lời:
Dầu mỏ có ảnh hưởng rất lớn rất lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia đặc biệt là các nước Ả-rập Xê-út, Iran, Irap, Cô- oét… ở những quốc gia này xuất khẩu dầu mỏ có vai trò quyết định sự phát triển của đất nước, do đó dầu mỏ rất quý và được gọi là “vàng đen”.
Dự án phong điện lớn nhất ĐNA tại Bình Thuận.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.
Vai trò của điện lực.
Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh
Khai thác dầu ở Trung Đông
Vai trò của dầu mỏ
Trả lời:
- Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La-tinh, Trung Quốc và ở LB Nga (các nước và khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn).

- Công nghiệp điện lực tập trung chủ yếu ở các nước phát triển ở Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản và các nước nghiệp hóa (Hàn Quốc, Ấn Độ, Baraxin...Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na Uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô-oét, Hoa Kì,...

Ảnh hưởng của CN năng lượng:
 Khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên, phá hủy tích chất của đất, ảnh hưởng đến sinh vật..v..v.
Tràn dầu ra biển làm ô nhiễm biển, sinh vật biển bị chết do dính dầu,…
Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy nhiệt điện.
Là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất.
Một số hình ảnh:
Khói bụi từ các nhà máy nhiệt điện..
Dầu tràn ra biển
II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM.

LUYỆN KIM ĐEN
LUYỆN KIM MÀU
1.Luyện kim đen
a, Vai trò
- Là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng.
- Nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại.
- Nguyên liệu tạo ra sản phẩm tiêu dùng.
b, Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật
-Sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc, đá vôi.
- Quy trình công nghệ sản xuất ra gang thép rất phức tạp.

c, Phân bố:
- Các nước phát triển như Nga, Trung Quốc, Nhật, Hoa Kỳ, Đức,…
- Các nước có trữ lượng ít, phải nhập khẩu, việc sản xuất phải dựa vào quặng nhập khẩu từ những nước đang phát triển.
SẢN LƯỢNG THÉP CỦA TOP 10, THÁNG 12-2009
2.Luyện kim màu
-Là sản xuất ra các kim loại như đồng, chì, thiếc, nhôm kẽm,… không có sắt.
 a, Vai trò:
- Có giá trị chiến lược.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy như chế tạo ô tô, máy bay….
- Phục vụ cho công nghiệp hóa học và các ngành kinh tế quốc dân khác.
b, Phân bố:
- Những nước công nghiệp phát triển.
- Những nước có kim loại màu nhưng chỉ cung cấp quặng như Brazil, Việt Nam,…
LUYỆN KIM Ở VIỆT NAM

CÂU HỎI:

Nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu?







Trả lời
* Nhận xét:
- Các nước phát triển như Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a là những nước giàu quặng kim loại màu đồng thời có ngành sản xuất kim loại màu phát triển.
- Các nước đang phát triển còn lại có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng chủ yếu phát triển khai thác và xuất khẩu tinh quặng (ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin; bôxit ở Ghi-nê, Bra-xin,...), sản xuất kim loại màu không phát triển.
* Nguyên nhân:
- Quặng kim loại màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và lại ở dạng đa kim nên đòi hỏi quy trình chế luyện phức tạp, kĩ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn,...Vì vậy, ngành sản xuất kim loại màu chủ yếu tập trung ở các nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)