Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

Chia sẻ bởi Đinh Quốc Danh | Ngày 10/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Nam học: 2011-2012

Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo
Môn: Lịch sử
về dự hội thi giáo viên giỏi tỉnh Nam Định
Tại sao nói thời kì chuyên chính
Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?
Vì chính quyền Gia-cô-banh đã thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho dân: chia ruộng đất thành mảnh nhỏ bán trả góp sau 10 năm, giá tối đa, lương tối đa. Tổng động viên toàn quốc được 42 vạn người tham gia quân đội.

nhờ những biện pháp đó thắng thù trong giặc ngoài.
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Chương II:
CÁC NƯỚC ÂU – MĨ
(Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Bài 32:

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Ở CHÂU ÂU

1- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở ANH
a. Những tiền đề của cách mạng công nghiệp:
Cách mạng tư sản nổ ra sớm:
- Tích lũy tư bản (vốn).
- Nhân công.
- Sự phát triển kĩ thuật.
=> Anh có đủ các tiền đề để tiến hành CMCN.

Vi sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
b. Thành tựu cách mạng công nghiệp Anh:
Em hãy nêu các thành tựu của cách mạng công nghiệp Anh?
* Công nghiệp nhẹ - Ngành dệt
- 1764: Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni
Giêm Ha-gri-vơ
Máy Gien-ni
Thợ dệt làm việc bằng xa quay tay
Thợ dệt làm việc bằng máy Gien-ni
Các em quan sát hai hình sau và cho biết điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách làm việc này là gì?
Máy kéo sợi Gienny
Máy kéo sợi bằng sức nước
Máy kéo sợi của Cácraitơ
Những phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
Điểm chung nhất của các phát minh này là gì?
- 1771: xưởng dệt đầu tiên ra đời.
Máy kéo sợi được cải tiến của Crôm-tơn
Crôm-tơn
- 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi, cho sợi nhỏ chắc, bền.
Mô hình máy dệt bằng sức nước của Ét-mơn Các-rai
Tại sao cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu ở ngành dệt?
-Vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao ,hệ số quay vòng nhanh.
- 1784: Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước
Giêm Oát
Máy hơi nước
*Công nghiệp nặng :
Động cơ hơi nước
Câu hỏi thảo luận: máy hơi nước ra đời có ý nghĩa gì với cuộc cách mạng công nghiệp?
Máy hơi nước giảm sức lao động cơ bắp của con người.
Lao động thủ công dần thay thế bằng máy móc, khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá.
Năng suất lao động tăng.
Thay đổi bộ mặt kinh tế nước Anh và các nước tư bản.
Ra đời các ngành công nghiệp mới.
- Luyện kim: 1735 phát minh ra phương pháp nấu kim lo?i b?ng nang lu?ng c?a than cốc. Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
1814 .Xti-phen –xơn chế tạo đầu máy xe lửa
* Giao thông vận tải:
- 1825: khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh
Những phát minh trên đã tạo ra những biến đổi to lớn bộ mặt nước Anh:
- Từ nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
-Thay đổi lớn về kinh tế và xã hội.
- Được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.Luân Đôn trung tâm thương mại với 80 vạn dân,thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.
c/ Ý NGHĨA
Các phát minh trên đem lại lợi ích gì cho nước Anh?
Nước Anh giữa thế kỉ XIX: “công xưởng thế giới”
Thay đổi lớn về kinh tế và xã hội.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp và Đức
a. Ở Pháp:
- Thời gian: Bắt đầu những năm 30 (TK XIX).
- Phát triển mạnh mẽ vào những năm 1850 – 1870.
- Kinh tế Pháp vươn lên đứng thứ 2 trên TG (sau Anh).

- Thời gian: Tiến hành những năm 40 của thế kỉ XIX.
- Công nghiệp phát triển đạt mức kỉ lục vào những năm 1850 – 1860.
Máy móc trong nông nghiệp
b. Ở Đức:
Tại sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra với tốc độ nhanh hơn ở Anh?
Được thừa hưởng những thành tựu Cách mạng công nghiệp ở Anh.
Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra với tốc độ khẩn trương, đồng loạt nhiều ngành và cải tiến kĩ thuật.
3- HỆ QUẢ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
a. Kinh tế:
Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị ra đời.
Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

b. Xã hội:
Hình thành 2 giai cấp: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp → mâu thuẫn xã hội.
Bùng nổ đấu tranh của giai cấp vô sản.
CMCN đem đến hệ quả gì về kinh tế?
Về xã hội có sự thay đổi gì sau CMCN?
Quá trình công nghiệp hoá ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?, Có cần thiết không tại sao?
Học kĩ phần 1 bài 32 đọc trước bài 33
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ,các em đã chú ý theo dõi .
Chương II:
CÁC NƯỚC ÂU – MĨ
(Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Bài 32:

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Ở CHÂU ÂU

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quốc Danh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)