Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Thanh Vi | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

1/ Bệnh lao phổi
2/ Bệnh đau mắt hột
3/ Bệnh tả
4/ Bệnh AIDS

5/ Bệnh thuỷ đậu
6/ Bệnh cúm gia cầm
7/ Bệnh dại
8/ Bệnh sốt xuất huyết
1/ Bệnh lao phổi
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi.
Vi khuẩn lao
X_quang
người
bị
lao
phổi
Triệu chứng và tác hại: ho có nhiều đàm, nặng hơn thì có thể ho ra máu, đau ngực kéo dài (trên 2 tuần) mà không rõ nguyên nhân.
Phương thức lây truyền: đường hô hấp
Cách phòng tránh: hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao.
2/ Bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.
Triệu chứng và tác hại: xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt; ngứa mắt; hay mỏi mắt, thường về chiều; bệnh nặng có thể mù loà.
Phương thức lây truyền: tình trạng vệ sinh kém (nguồn nước bị ô nhiễm; dùng nước ao hồ trong sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống; trong gia đình hay nhóm bạn, nhà trẻ dùng chung khăn mặt, thau rửa mặt, bồn tắm; tay bẩn; hoặc do ruồi nhặng đậu từ mắt người này qua mắt người khác.).
Cách phòng tránh: giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mắt (rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch; giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt; không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh).
3/ Bệnh tả
Bệnh tả do vi khuẩn hình dấu phẩy Vibrio cholerae gây ra.
Vi khuẩn tả
Triệu chứng và tác hại: sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần, rất dễ nôn, người mệt lả, bị chuột rút, sốt nhẹ (ở trẻ em). Bệnh nặng thì bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong.
Phương thức lây truyền: gián tiếp (chủ yếu) do nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn, thức ăn như rau sống bón phân tươi trong vụ dịch không xử lí kĩ , tôm, sò, hến, mắm ruốc.; trực tiếp (ít gặp) chỉ xảy ra ở nhân viên y tế, người nuôi bệnh..
Cách phòng tránh: vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường; phòng bệnh bằng vaccine tả.
4/ Bệnh AIDS
Bệnh AIDS do virut HIV gây ra.
Virut HIV
Triệu chứng và tác hại: hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, các vi sinh vật cơ hội gây 1 loạt bệnh truyền nhiễm cơ hội làm người bệnh chết.
Phương thức lây truyền: lây qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con.
Cách phòng tránh: thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế, sống lành mạnh, không tiêm chích ma tuý.
5/ Bệnh thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu do virut Varicella zoster gây ra.
Cấu trúc virut thuỷ đậu
Triệu chứng và tác hại: loại nhẹ: sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều; loại nặng: sốt cao, buồn phiền, khát, thuỷ đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
Cách phòng tránh: phòng bệnh bằng vaccine thuỷ đậu.
Phương thức lây truyền: lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với mụn nước ở da hoặc lây từ mẹ sang con.
6/ Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm do virut H5N1 gây ra
Virut H5N1
Triệu chứng và tác hại: gia cầm sốt cao, ho, thở khó, phù đầu và mặt, mắt đỏ, mào và tích sưng to, da tím tái, da chân xuất huyết, chảy nước mắt, nước dãi, ỉa chảy rất nặng, phân xanh - vàng dẫn đến chết.
Phương thức lây truyền: tiếp xúc trực tiếp .
Cách phòng tránh:
+ Ở gà: đảm bảo chất lượng giống, điều kiện chuồng nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; không tiếp xúc với bồ câu, gia cầm, chuột,.
+ Ở người: đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh,.

7/ Bệnh dại
Bệnh dại do virus rhado gây nên.
Cấu trúc virus rabies
Triệu chứng và tác hại: có 2 loại bệnh dại
+ Bệnh dại thể não (70 - 80 %): người bị chó cắn có biểu hiện rối loạn ý thức, sợ gió, sợ nước, cuối cùng rơi vào tình trạng lú lẫn và tử vong.
+ Bệnh dại thể liệt: bệnh nhân sẽ liệt đầu tiên tại chi bị cắn và dần lan sang tất cả các chi, hầu họng, cơ mặt và cơ hô hấp rồi dẫn đến tử vong.
Phương thức lây truyền: tiếp xúc trực tiếp do người bị súc vật như chó, mèo mắc bệnh dại cắn phải.
Cách phòng tránh: tiêm phòng vaccine khi bị chó, mèo cắn.
Chó mắc bệnh dại
8/ Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra.
Muỗi Aedes Aegybti gây bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng và tác hại: cảm cúm, sốt cao, đau khớp, đau đầu, đau sau hốc mắt kèm buồn nôn, sau 2-4 ngày sốt sẽ giảm dần kèm ra nhiều mồ hôi và bệnh nhân thấy khoẻ hơn, sau đó sốt sẽ trở lại kèm theo phát ban trên da. Trường hợp nặng: thể trạng giảm sút, rối loạn tiêu hoá, có vết thâm trên da, chảy máu nhiều nơi, có thể dẫn đến tử vong.
Phương thức lây truyền: tiếp xúc trực tiếp do bị muỗi đốt.
Cách phòng bệnh: ngủ mùng, diệt muỗi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Thanh Vi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)