Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chia sẻ bởi văn khải | Ngày 10/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào cô giáo
và các bạn học sinh
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĂNG BẠT HỔ
Môn : SINH HỌC 10
Chuyên đề: TÌM HIỂU BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Ngày nay người ta cho rằng, virut là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất. Vì số người chết mắt dịch bệnh do vi rút gây ra lớn hơn số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh, nạn đói, động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại.
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĂNG BẠT HỔ
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Sau đây là bài thuyết trình về bệnh truyền nhiễm và bài khảo sát mà nhóm đã tìm hiểu tại địa bàn xã HOÀI MỸ có thể giúp phần nào về hiểu biết hơn về bệnh truyền nhiễm
Trước tiên chúng ta tìm hiểu sơ lược qua một số bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm ở người.
Chuyên đề: TÌM HIỂU BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Bệnh truyễn nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
Bệnh truyền nhiễm có thể được gây ra bởi:
Vi khuẩn. Những sinh vật chịu trách nhiệm cho các bệnh như viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lao.
Virus. Thậm chí nhỏ hơn so với vi khuẩn, vi rút là nguyên nhân của vô số bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến AIDS.
Nấm. Nhiều bệnh ngoài da, chẳng hạn như bàn chân do nấm. Các loại nấm có thể lây nhiễm phổi.
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĂNG BẠT HỔ
Một số loại bệnh truyền nhễm ở người như là:
Tiêu chảy : Virut rota tại ruột là tác nhân chính gây ra bệnh, chúng có thể đe doạ tính mạng của bé dưới 2 tuổi.
Sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện do người bệnh bị nhiễm virus dengue, nhưng người bị nhiễm loại virus này thường do vật  trung gian, ở đây là muỗi cái, cụ thể là loại muỗi Ae.aegypti, Ae.albopictus đã hút máu của một người đã, đang bị nhiễm bệnh. Để đủ bữa ăn, con muỗi này thông thường phải hút máu của 4-5 người và cũng do vậy cho nên người ta cho rằng muỗi có thể truyền bệnh cho nhiều người một lúc
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Bệnh tay chân miệng: Bệnh do virut thuộc nhóm enteroviruses (vi trùng đường ruột)gây ra. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, nướcbọt, mụn, phân của người nhiễm. Tuần đầu tiên của người bệnh dễ lây sang người khác.
Một số loại bệnh truyền nhễm ở người như là:
HIV/AIDS: Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
(còn nhiều không thể nói hết )
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Sau đây là hình ảnh về virut các loại bệnh truyền nhiễm mà chúng ta vừa nói trên
Virut gây bệnh tiêu chảy
VR gây HIV
Virut gây bệnh sốt xuất huyết
VR gây bệnh tay chân miệng
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Trước tiên chúng ta tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh sốt xuất huyết
Khảo sát ở địa phương thì có 2 bệnh truyền nhiễm đã xảy ra :
Bệnh thứ nhất là: SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh thứ 2 là TAY CHÂN MIỆNG
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Bệnh sốt xuất huyết
Căn bệnh này ở địa phương chúng tôi là ngoại lai.
Khái niệm bệnh: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Nguyên nhân:
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Người mắc bệnh thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 40 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho người bệnh uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
Biểu hiện bệnh
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân.

- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân.
Khi đang mắt bệnh cần chăm sóc đúng cách:
Sốt xuất huyết nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao:
Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
Cho uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh,… và nên cho uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Khi đang mắt bệnh cần chăm sóc đúng cách:
Không tự ý cho người bệnh uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).
Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh).
Theo dõi và cho người bệnh nhập viện kịp thời. khi người bệnh sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Không hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp .nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…


Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển.
Phát quang bụi râm.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
Phòng ngừa sốt xuất huyết 
Nhóm thực hiện: Hoài Mỹ 10TN4
Bệnh thứ 2 là : TAY CHÂN MIỆNG
Khái niệm bệnh:
Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng:
Do siêu vi trùng: Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra.
Lây truyền: Từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Do vậy, bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác


Dấu hiệu:
Dấu hiệu nhận biết của bệnh: sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Biểu hiện nặng như: rung giật, bứt rứt, lừ đừ, yếu chi, co giật, hôn mê, mạch đập nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Biện pháp tránh bệnh
TAY CHÂN MIỆNG
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay chân miệng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.
Có thể thực hiện một số biệ pháp phòng chống như sau:
-Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước
- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;


- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Biện pháp tránh bệnh
TAY CHÂN MIỆNG
Một số hình ảnh về cách phòng bệnh TCM
Một số hình ảnh về cách phòng bệnh TCM
Bài thuyết trình đến đây kết thúc, xin chân thành cảm ơn các bạn và cô đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: văn khải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)