Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chia sẻ bởi Nhuyễn Thu Hà | Ngày 10/05/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM
MIỄN DỊCH

Trường: THPT Nguyễn Văn Cừ
Lớp: 10A2
Tổ: 3
Năm học: 2016 - 2017
I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM:
1. Bệnh truyền nhiễm là gì?
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do các tác nhân bên ngoài gây ra như: vi sinh vật( vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật khác...)
Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhập thích hợp.
Bệnh sởi
Bệnh sốt xuất huyết
Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm:

Vi khuẩn dịch hạch
Vi khuẩn lao
Virut viêm gan C
Virut viêm não NB
2. Phương thức lây truyền:
a) Truyền ngang:
Qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b) Truyền dọc:
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa.

3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:
Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp.
Bệnh cúm
Bệnh viêm họng
Bệnh lây qua đường sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet( bóng nước sinh dục nam, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B.
Viêm gan B
Bệnh da: Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi...
Bệnh mụn cơm
Bệnh đậu mùa
II. MIỄN DỊCH:
Khái niệm: Miễn dịch là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch được chia làm hai loại: miễn dịch không đăc hiệu, miễn dịch đặc hiệu.
1. Miễn dịch không đặc hiệu:
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. VD:
Da và niêm mạc.
Đường hô hấp có hệ thống nhung mao.
Dịch axit của dạ dày và dịch mật.
Nước mắt, nước tiểu.
Đại thực bào và bạch cầu trung tính.
Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2. Miễn dịch đặc hiệu:
Miễn dịch đặc hiệu chia làm 2 loại: miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.


3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
Ngày nay nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
Phân biệt vacxin và thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh là những loại thuốc đưa vào cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm độc gây bệnh cho cơ thể.
Vacxin là chế phẩm sinh học điều chế từ vi khuẩn gây bệnh, khi đưa vào cơ thể thì kích thích cơ chế tạo miễn dịch chống bệnh.
Phân biệt kháng nguyên và kháng thể:
Kháng nguyên là chất lạ thường là protein có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
Kháng thể là protein được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nhuyễn Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)