Bài 32. Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 11/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 32-33-34:
CAÙC BAÈNG CHÖÙNG TIEÁN HOÙA
Câu 1: Bằng chứng giải phẫu học so sánh dựa vào điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về:

A. Cấu tạo cơ quan và cơ thể.
B. Giai đoạn phát triển của phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 2: Hai cơ quan của 2 loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi:

A. Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đương.
B. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.
C. Khác nguồn gốc, nhưng cùng chức năng.
D. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.
Câu 3: Cơ quan thoái hoá của sinh vật là:

A. Cơ quan nó không sử dụng nữa.
B. Cơ quan đã tiêu giảm, chỉ còn dấu vết.
C. Cơ quan ở tổ tiên hay phôi phát triển, sau tiêu giảm.
D. Cơ quan kém phát triển nhất của nó.
Câu 4: Các cơ quan nào dưới đây được gọi là tương đồng với nhau?

A. Vây cá voi và vây cá chép.
B. Tay người và cánh dơi.
C. Chân vịt và cánh gà.
D. Cánh chim và cánh ruồi.
Câu 5: Khi nói về cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hoá, nhận định nào là sai?

A. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
B. Chỉ ở động vật mới có cơ quan thoái hoá.
C. Hai loại cơ quan này phản ánh quan hệ họ hàng.
D. Thực vật cũng có cơ quan tương đồng.
Câu 6: Bằng chứng phôi sinh học về tiến hoá có thể phát biểu là:

A. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì khác nhau.
B. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì như nhau.
C. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có giai đoạn tương tự nhau.
D. Quá trình phát triển phôi của các loài họ hàng luôn giống nhau.
Câu 7: Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau. Đây là bằng chứng về:

A. cơ quan tương đồng.
B. cơ quan tương ứng.
C. cơ quan tương tự.
D. Cơ quan thoái hoá.
Câu 8: Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ:
A. cùng một gốc chung nhưng đã tiến hoá phân li, thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.
B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đã tiến hoá đồng quy, thích nghi với điều kiện môi trường giống nhau.
C. các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và đã tiến hoá theo các hướng khác nhau.
D. cả A và B.
Câu 9: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau đã chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới thuộc:
Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lí – sinh học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 10: Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng quá trình phát triển phôi thai tương tự nhau chứng tỏ cùng tổ tiên xa. Đây là bằng chứng:
A. Giải phẫu so sánh.
B. Phôi sinh học.
C. Địa lí – sinh học.
D. sinh học phân tử.
Câu 11: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về:
Cấu tạo trong của các nội quan.
B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. Sinh học và biến cố địa chất.

Câu 12: Cơ sở bằng chứng của sinh học phân tử là dựa vào các đặc điểm giống nhau và khác nhau về:
Cấu tạo trong giữa các loài khác nhau.
B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. Sinh học và các biến cố địa chất.
BÀI 35: HỌC THUYẾT LA MÁC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
Câu 1: Theo Đacuyn, nguồn gốc các loài từ:

A. CLTN từ nhiều dạng tổ tiên ban đầu theo con đường phân li tính trạng.
B. Thần thánh tạo ra.
C. Từ một tổ tiên chung, CLTN theo con đường phân li tính trạng
D. Nhiều dạng tổ tiên riêng tiến hoá không đổi cho tới hiện nay.
Câu 2: Quan niệm nào sau đây về biến dị là của Đacuyn?

A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của tiến hoá.

B. Biến đổi nhỏ tích luỹ dần thành biến đổi lớn.

C. Biến đổi do sử dụng cơ quan là di truyền được.

D. Biến dị sinh ra khi ngoại cảnh thay đổi.
Câu 3: Theo Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật là:

A. Phong phú hơn dạng tương ứng trong tự nhiên.

B. Thích nghi với nhu cầu và ý thích của con người.

C. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng.

D. Sức chống đỡ bệnh và yếu tố bất lợi kém.
Câu 4: Theo Đacuyn, kết quả chính của CLTN là:

A. Sự sống sót của các cá thể mang biến dị thích nghi hơn.

B. Sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.

C. Sự sinh sản ưu thế của cá thể thích nghi.

D. Sự hình thành đặc điểm thích nghi.
Câu 5: Một trong các quan điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamac với học thuyết Đacuyn là:

A. Lamac gọi biến dị do ngoại cảnh là biến đổi, còn Đacuyn gọi là biến dị cá thể.
B. Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi rất chậm, còn Đacuyn thì không.
C. Lamac cho rằng biến đổi là di truyền được, còn Đacuyn thì không.
D. Lamac luôn cho rằng sinh vật thích nghi kịp, còn Đacuyn nhấn mạnh đào thải.
Câu 6: Theo Lamac, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do:

A. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi hơn.
B. Sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời do đó không có hiện tượng đào thải.
D. Đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
Câu 8: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích:

A. sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

B. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.

C. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

D. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật
Câu 9: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này có được là do:

A. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
B. Khi chuyển sang ăn lá cây, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 10: Theo quan niệm của Lamac, nguyên nhân chính làm cho sinh vật biến đổi dần dần và liên tục là:

A. Tác động của tập quán sống.

B. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.

C. Yếu tố bên trong cơ thể bị thay đổi.

D. Do tác nhân đột biến.
Câu 11: Chọn lọc tự nhiên là quá trình:

A. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.

B. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.

C. Tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

D. Tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
Câu 12: Điều nào sau đây không phải là quan niệm của Lamac về tiến hoá?

A. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ giản đơn đến phức tạp.
B. Những biến đổi do tác động của ngoại cảnh đều được di truyền cho thế hệ sau.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời.
D. Trong lịch sử tiến hoá, bên cạnh những loài tồn tại thì có một số loài bị diệt vong.
Câu 13: Theo Đácuyn, nguyên nhân của tiến hoá là do:

A. sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
B. tác động của ngoại cảnh lên sinh vật, ảnh hưưởng đến sinh vật.
C. nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
D. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua tính biến dị và di truyền.
Câu 14: Mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con ngưười. Nguyên nhân vì:

A. mỗi vùng sản xuất chỉ có một giống xác định.
B. chỉ có những giống thích nghi cao độ mới có giá trị kinh tế cao.
C. trong quá trình sản xuất, các giống tự hoàn thiện mình.
D. quá trình chọn lọc nhân tạo theo một hướng xác định.
Câu 15: Những đóng góp của thuyết tiến hoá Đacuyn:
1. Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
2. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung.
3. Đã tìm ra được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
4. Giải thích đúng và đầy đủ về sự hình thành loài mới.
A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 16: Đacuyn chưa đưa ra được nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị là vì:

A. ở thời điểm của Ông, sinh vật chưa xuất hiện các biến dị di truyền.
B. ở thời điểm của Ông, di truyền học chưa ra đời.
C. nhận thức của Ông còn hạn chế.
D. Ông cho rằng chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quyết định nhất.
Câu 17 : Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là:

A. xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính.
B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
C. hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường.
D. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi nhất.
18. Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
19. Theo Lamác, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian:
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
20. Đácuyn quan niệm biến dị cá thể là:
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. những sai khác giữa các cá thể trong loài phát sinh qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
21. Theo Đácuyn, nguyên nhân tiến hoá là do:

A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
22. Theo Đác Uyn, cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các:

A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
23. Theo Đácuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian:
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
24. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:

A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suaát cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
25. Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài:

A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
26. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa:
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 27: Theo quan điểm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do:

A. Sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
B. Sự tích luỹ các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. Hươu thường xuyên vươn cổ để ăn lá cây trên cao.
D. Sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
28. Theo Lamac, những biến đổi trên cơ thể sinh vật được phân chia thành:

A. biến đổi cá thể và biến đổi xác định.
B. biến đổi cá thể và biến đổi do ngoại cảnh.
C. biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi xác định.
D. biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi do tập quán hoạt động ở động vật.
29. Điểm nào sau đây là quan niệm đúng Lamac?
A. Mọi sinh vật đều kịp thời thích nghi trước hoàn cảnh sống.
B. Biến đổi do ngoại cảnh luôn di truyền.
C. Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến sự biến đổi ở sinh vật.
D. Mọi sinh vật có phản ứng giống nhau trước ngoại cảnh.
30. Lí do nào sau đây là hạn chế của Lamac?

A. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
C. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chon lọc tự nhiên.
D. Câu A, B, C.
Bài 36:
THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI
Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình:

A. biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới.
B. đột biến, biến dị tổ hợp và chọn lọc làm biến đổi quần thể.
C. phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn.
D. biến đổi trong loài dẫn tới hình thành loài mới.
Câu 2: Tiến hoá lớn có đặc điểm:
Diễn ra trong thời gian ngắn.
2. Diễn ra trong thời gian dài.
3. Diễn ra trong vùng lãnh thổ hẹp, có thể thực nghiệm đưược.
4. Diễn ra trong lãnh thổ rộng, chỉ nghiên cứu bằng mô tả và so sánh.
A. 1, 3. B. 1, 4. C. 2, 3. D. 2, 4.
Câu 3: Khi nói về tiến hoá nhỏ, điều nào sau đây không đúng?

A. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp.
B. Diễn ra trong một thời gian dài.
C. Diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
D. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 4: Khi nói về tiến hoá lớn, điều nào sau đây không đúng?

A. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn, trong thời gian dài.
C. Có thể nghiên cứu trực tiếp bằng thực nghiệm.
D. Khi nghiên cứu nó, phải sử dụng các tài liệu cổ sinh vật học, địa lí sinh vật.
Câu 5: Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:

A. nó là đơn vị tồn tại thực và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
B. nó là tập hợp của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định.
C. nó có khu phân bố xác định và chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. nó là đơn vị cấu trúc của loài trong tự nhiên.
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về học thuyết tiến hoá của Kimura?
A. Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến tác dụng chọn lọc của chọn lọc tự nhiên.
B. Thuyết tiến hoá của Kimura phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên, khẳng định sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá.
C. Học thuyết của Kimura đề xuất dựa trên cơ sở các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. Thuyết tiến hoá của Kimura không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hoá diễn ra bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các biến dị có hại.
Câu 7: Nội dung chính của thuyết tiến hoá Kimura:

A. tiến hoá diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
B. tiến hoá diễn ra bằng sự cũng cố các biến dị có lợi cho sinh vật.
C. tiến hoá diễn ra chủ yếu ở cấp độ phân tử.
D. tiến hoá diễn ra bằng sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
Câu 8: Khi nói về thuyết tiến hoá của Kimura, điều nào sau đây không đúng?

A. Tiến hoá diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
B. Thuyết tiến hoá trung tính cho rằng mọi đột biến đều trung tính.
C. Thuyết tiến hoá trung tính nghiên cứu sự tiến hoá ở cấp phân tử.
D. Đa số các đột biến ở cấp phân tử đều là các đột biến trung tính.
Câu 9: Thuyết tiến hoá của Kimura không phủ nhận học thuyết của Đacuyn là vì:

A. nó khẳng định sự tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
B. nó chỉ đề cập đến sự tiến hoá ở cấp độ phân tử.
C. nó được ra đời sau thuyết tiến hoá của Đacuyn.
D. nó chỉ nghiên cứu sự tiến hoá ở cấp giao tử và phân tử.
BÀI 37-38:
CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, các nhân tố tiến hoá gồm:

A. Biến dị, di truyền, CLTN và cách li sinh sản.
B. Các nhân tố biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
C. Môi trường và tập quán sử dụng các cơ quan ở sinh vật.
D. Đột biến, di nhập gen, CLTN và cách li.
Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố trung hoà tính có hại của đột biến là:

A. Giao phối.
B. Đột biến ngược.
C. Cách li.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 8: Nhân tố chủ đạo trong tiến hoá nhỏ là:

A. Đột biến.
B. Di nhập gen.
C. Biến cố ngẫu nhiên.
D. CLTN.
Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là:

A. Biến dị cá thể qua quá trình sinh sản.
B. Biến dị đột biến và thường biến.
C. Biến dị không di truyền.
D. Đột biến và biến dị tổ hợp.
Câu 10: Vốn gen ở quần thể không thay đổi khi:

A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc ổn định.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Ngoại cảnh không thay đổi.
Câu 11: Ñột biến được xem là nhân tố tiến hoá vì:

A. Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Làm quần thể biến đổi định hướng.
C. Biến đổi tần số alen ở quần thể.
D. Phát sinh alen mới thích nghi hơn.
Câu 12: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, quan niệm nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 13: Quá trình giao phối không có vai trò:

Định hướng quá trình tiến hoá.
Trung hoà tính có hại của đột biến
C. Làm cho các đột biến được phát tán trong quần thể.
D. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc.
Câu 14: Có các nhân tố tiến hoá là:
1. đột biến.
2. giao phối không ngẫu nhiên.
3. chọn lọc tự nhiên.
4. di nhập gen.
5. các yếu tố nhẫu nhiên
6. sự cách li.

1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 15: Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?

A. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
B. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của các alen.
C. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật.
D. Chỉ có những đột biến có lợi mới trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 16: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng dạng ruồi có đột biến chống DDT phát triển mạnh trong môi trưường có DDT, trong môi trường không có DDT thì chúng có sức sống kém hơn dạng bình thường. Từ kết quả này cho phép kết luận:

A. giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào tổ hợp gen.
B. giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường.
C. tần số đột biến cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. dạng ruồi bị đột biến có sức sống không ổn định.
Câu 17: Trong quá trình tiến hoá, sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể có vai trò:

A. đảm bảo sự gắn kết giữa các cá thể trong quần thể.
B. tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú và đa dạng.
C. trung hoà các đột biến có hại, tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. tạo ra nhiều cá thể mới để thay thế những cá thể đã bị đào thải.
Câu 18: Khi nói về quá trình giao phối, kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Có các dạng là giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
B. Quá trình giao phối không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
C. Quá trình giao phối làm cho đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể.
D. Giao phối ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 19: Khi nói về di nhập gen, điều nào sau đây không đúng?

A. Là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể.
B. Thực vật di nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng.
D. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể.
Câu 20: Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:

A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Cả 3 phương án trên.
21. Ngẫu phối là nhân tố:
A. làm biến đổi tần số các alen của quần thể.
B. làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
D. làm thay đổi vốn gen của quần thể.
22. Mối quan hệ chủ yếu giữa đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là:
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ giảm bớt áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
23. Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả?
A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
24. Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì:
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
B. các alen lặn tần số đáng kể.
C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
25. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
26. Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì:
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
27. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là:
A. quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối.
D. các cơ chế cách li.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá:

A. Làm trung hoà tính có hại của đột biến.
B. Tạo alen mới trong quần thể.
C. Góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 29: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là:
A. Phân hoá khả năng sống sót, sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân hoá khả năng sống sót, sinh sản giữa các cá thể trong loài.
C. Phân hoá khả năng sống sót, sinh sản giữa các cá thể trong nhóm loài.
D. Phân hoá khả năng sống sót, sinh sản giữa các cá thể trong nhóm quần thể.
Câu 30: Nhờ quá trình giao phối, nguồn nguyên liệu sơ cấp trở thành nguồn nguyên liệu thứ cấp. Nguyên liệu thứ cấp ở đây là:
A. Đột biến gen được nhân lên nhiều hơn.
B. Đột biến NST được nhân lên do nguyên phân.


C. Những nguồn nguyên liệu thứ yếu, không quan trọng đối với tiến hóa.
D. Các biến dị tổ hợp.
Câu 31: Quá trình giao phối sẽ tạo ra các tổ hợp gen thích nghi là nhờ:
A. giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen.
B. giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
C. giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào giao phối.
D. quá trình sinh sản sẽ làm tăng giá trị thích nghi của đột biến.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
Bài 39
Câu 1: Loại màu sắc của động vật làm cho chúng khó bị phát hiện trong môi trường được gọi là:
A. Màu sắc nguỵ trang.
B. Màu sắc báo hiệu.
C. Màu sắc tự vệ.
D. Màu sắc hấp dẫn.
Câu 2: Trên thân cây bạch dương bình thường, không bị ô nhiễm thì màu nguỵ trang tốt nhất của bướm bạch dương (Biston betularia) là:
A. Trắng tuyền.
B. Đen tuyền.
C. Đen đốm trắng.
D. Trắng điểm đen.
Câu 3: Sau 50 năm thành phố Machester (ở Anh) bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì:
A. Chúng bị nhuộm đen bởi bụi than.
B. Chúng đột biến màu đen.
C. Chọn lọc tự nhiên tăng cường các đột biến màu đen.
D. Bướm trắng đã bị chết hết.
Câu 4: Hiện nay tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) không bị thuốc kháng sinh nhóm penicilin tiêu diệt nữa. Hiện tượng kháng thuốc này là do nguyên nhân:
A. Đột biến chống thuốc vốn tình cờ ở quần thể.
B. Vi khuẩn này phân bào rất nhanh.
C. Nó có thể truyền gen nhờ hiện tượng biến nạp, tải nạp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì chọn lọc tự nhiên tác động vào sinh vật như thế nào?
A. Tác động nhanh với các alen lặn, chậm với alen trội.
B. Tác động trực tiếp vào kiểu gen.
C. Tác động gián tiếp vào kiểu hình.
D. Tác động tới kiểu gen thông qua kiểu hình.

Câu 6: Khi giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi, quan niệm của Đacuyn khác quan niệm hiện đại ở điểm chủ yếu là:
A. Nguyên liệu tiến hoá là tình cờ có.
B. Chọn lọc tự nhiên có vai trò chủ đạo.
C. Số cá thể thích nghi nhất chiếm ưu thế.
D. Cá thể mang biến dị có lợi chiếm ưu thế.
Câu 7: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
B. Tốc độ sinh sản của loài.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Vi khuẩn kháng thuốc nhanh là do:
A. Hệ gen lớn, dễ đột biến.
B. Có 2 phân tử AND dễ bị đột biến và sinh sản nhanh.
C. Có 1 phân tử AND và sinh sản nhanh.
D. Gen đột biến kháng thuốc thường là gen trội nên biểu hiện ngay ra kiểu hình và khả năng sinh sản nhanh.
Câu 9: Cho: I. môi trường sống luôn thay đổi; II. biến dị mới liên tục phát sinh; III. mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm ở một hoàn cảnh; IV. sự tương khắc kiểu “vỏ quít dày, móng tay nhọn”.
Đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị hợp lí tương đối vì:
A. I+II+IV B. I+III+IV
C. II+III+IV D. I+II+III+IV
Câu 10: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, vai trò tăng tần số kiểu hình là:
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối. D. Cách li.
Câu 11: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, nhân tố đóng vai trò tạo ra sự đa dạng vốn gen của quần thể là:
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối . D. Cách li.
Câu 12: Tính đa hình về vốn gen của quần thể có vai trò:
A. Tạo nên sự cân bằng di truyền quần thê.̉
B. Tạo tiềm năng thích ứng của quần thể trước sự thay đổi của ngoại cảnh.
C. Thể hiện sự ưu thế của hình thức sinh sản giao phối.
D. Xác lập tương quan tần số của các alen.
Câu 13: Sự hình thành các đặc điểm thích nghi có đặc điểm:
A. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của quá trình đột biến, giao phối, CLTN.
B. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của quá trình CLTN và du nhập gen.
C. do tác động của ngoại cảnh hoặc thay đổi tập quán hoạt động của động vật.
D. hình thành đặc điểm thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.
Câu 14: Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là:
1. Quá trình đột biến. 2. Quá trình CLTN.
3. Quá trình giao phối. 4. Sự cách li.
1, 2, 3. C. 1, 2, 4.
1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 15: Trong lịch sử tiến hoá, ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định thì các đặc điểm thích nghi mới vẫn được hình thành là do:
1. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh.
2. CLTN xẩy ra theo các chiều hướng khác nhau.
3. CLTN không ngừng tác động đã hoàn thiện các đặc điểm thích nghi.
4. Đột biến có tính vô hướng và không xác định được.
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 16: Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ có tính tương đối là vì:
1. Hầu hết đều là thích nghi kiểu hình nên thay đổi tuỳ thuộc môi trường.
2. Sinh vật xuất hiện sau luôn có cấu tạo cơ thể hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước.
3. Mỗi đăc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình CLTN trong 1 hoàn cảnh nhất định.
4. Luôn luôn có xu hướng xuất hiện các đặc điểm mới thích nghi hơn.
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây thuộc dạng thích nghi kiểu gen?
A. Màu sắc của tắc kè hoa thay đổi theo nền môi trường.
B. Một số loài cây nhiệt đới rụng lá về mùa hè.
C. Bọ lá có đôi cánh giống cái lá để hoà mình vào môi trưường.
D. Hình dạng lá của cây rau mác tuỳ thuộc vào môi trường nước.
Câu 18: Khi nói về đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, điều nào sau đây không đúng?
A. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối.
B. Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi là một quá trình lịch sử.
C. Có hai dạng là: thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen.
D. Sự hình thành các đặc diểm thích nghi luôn dẫn tới hình thành loài mới.
Câu 19: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì:
A. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích vi khuẩn chống lại chính nó.
B. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
C. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
D. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
Câu 20: Khi môi trường sống thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
A. Quần thể tự phối.
B. Quần thể giao phối.
C. Quần thể sinh sản vô tính.
D. Quần thể sinh sản hữu tính.
BÀI 40-41: LOÀI
Câu 1: Những sinh vật cùng một loài sinh học có đặc điểm:
A. Hệ tính trạng hình thái, sinh lí giống nhau.
B. Có thể trao đổi vốn gen.
C. Cách li sinh sản với cá thể khác loài.
D. Cả A, B, C.

Câu 2: Dấu hiệu chủ yếu để khẳng định chắc chắn 2 cá thể thuộc hai loài sinh học khác nhau là:
A. Chúng khác nhau về hình thái, sinh lí.
B. Chúng cách li sinh sản với nhau.
C. Chúng sinh ra con bất thụ.
D. Chúng không cùng môi trường sống.
Câu 3: Cùng là chuỗi  Hb, nhưng của người khác của khỉ Gôrila 2 axit amin. Đó là khác biệt về:
A. Tiêu chuẩn hình thái.
B. Tiêu chuẩn địa lí.
C. Tiêu chuẩn sinh thái.
D. Tiêu chuẩn hoá sinh.

Câu 4: Tiêu chuẩn nào là quan trọng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh.
B. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
C. Tiêu chuẩn di truyền.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 5: Phấn hoa này rơi trên nhuỵ khác nhưng không thụ phấn là biểu hiện của hiện tượng:
A. Cách li sinh cảnh. B. Cách li tập tính.
C. Cách li mùa vụ. D. Cách li cơ học.

Câu 6: Hai loài cây giống nhau, nhưng 1 loài hoa nở sớm còn loài kia nở muộn hơn nên không thụ phấn được là biểu hiện của:
A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính.
C. Cách li mùa vụ. D. Cách li cơ học.

Câu 7: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho:
A. Cách li trước hợp tư.̉ B. Cách li tập tính.
C. Cách li mùa vụ. D. Cách li sau hợp tư.̉
Câu 8: Cách li tập tính biểu hiện chủ yếu ở:
A. Khác nhau về tập tính giao phối.
B. Khác nhau về thời gian giao phối.
C. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản.
D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường.

Câu 9: Vai trò của cách li trong tiến hoá là:
A. Phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen.
B. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C. Tạo nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D. Củng cố tăng cường phân hoá kiểu gen.
Câu 10: Các cơ chế cách li có vai trò:
A. củng có, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
B. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
C. củng có, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong loài.
D. kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ, hình thành loài mới.
Câu 11: Cơ chế cách li kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ, đánh dấu sự hình thành loài mới là:
cách li không gian.
B. cách li sinh thái.
C. cách li sinh sản.
D. cách li không gian và cách li sinh thái.
Câu 12: Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một nhóm quần thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau.
B. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái.
C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.
D. Nòi sinh thái là đơn vị cấu trúc của loài.
Câu 13: Khi nói về cấu trúc của loài, điều nào sau đây không đúng?
A. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài là các quần thể.
B. Tập hợp các quần thể hay nhóm quần thể tạo nên các nòi.
C. Nhóm quần thể kí sinh trên một loài vật chủ xác định được gọi là nòi sinh học.
D. Loài có càng nhiều quần thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
14. Hình thành loài mới bằng con đường
sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật:
A. Động vật giao phối.   
B. Thực vật, động vật ít di động xa.
C. Động vật ít di động xa.  
D. Thực vật và động vật kí sinh.
15. Thể song nhị bội là cơ thể có:
A. Tế bào mang bộ NST lưỡng bội 2n.
B. Tế bào mang bộ NST tứ bội.
C. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố và mẹ.  
D. Tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa bộ nhận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ.
16. Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích:
A. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại.
B. �
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)