Bài 32. Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Kha | Ngày 11/05/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
SVTH: HỒ VĂN NUÔI
SDT: 0905866922
Email: [email protected]
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
1. Cơ quan tương đồng:
 Cơ quan tương đồng là cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trong cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Đặc điểm:
Cấu tạo chung giống nhau nhưng khác nhau vê các nét chi tiết ở các loài khác nhau
Ở các loài khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên biến đổi theo môi trường
Ý nghĩa:
- Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của các loài
- Các cơ quan tương đồng ở các loài là sự tiến hoá phân li theo các hướng khác nhau
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
2. Cơ quan thoái hóa
 Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Đặc điểm:
- Các cơ quan thoái hoá có chức năng ở loài sinh vật xuất hiện trước nhưng ít hoặc không có chức năng ở loài xuất hiện sau
- Có cấu tạo khác nhau hoặc tiêu biến ở những loài xuất hiện sau
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
Hiện tượng lại tổ
 - Hiện tượng cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện gọi là hiện tượng lại tổ.
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
3. Cơ quan tương tự
 Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức năng) là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
Ví dụ: gai xương rồng và gai hoa hồng là các cơ quan tương tự.
Đặc điểm
- Ở các loài có khác xa nhau trong hệ thống phân loại nhưng có các cơ quan tương tự nhau
- Nguồn gốc khác nhau nhưng có hình thái gần giống nhau
Kết luận
Các loài có nguồn gốc khác nhau nhưng sống trong môi giống nhau thì có hiện tượng đồng quy tính trạng
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
1. Sự giống nhau trong phát triển phôi
 Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc các phân loại khác nhau phản ánh quan hệ họ hàng cũng như nguồn gốc chung của chúng.
Bài 32: BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH
I. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
2. Định luật phát sinh sinh vật
 Định luật phát sinh sinh vật phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại, phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài.
Ý nghĩa: Dùng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
+Khe mang
(phôi 18-20 ngaỳ)
+Dạng đuôi
(phôi 2 tháng)
+Lỗ hậu môn
(tháng thứ 6)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
A. Các cơ quan thực hiện những chức năng rất giống nhau.
B. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
D. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau.
Câu hỏi 1 :Thế nào là cơ quan tương đồng?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 2 : Thế nào là cơ quan thoái hóa?
Các cơ quan tiến hóa từ một nguồn gốc chung mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau hoặc bị tiêu giảm.
B. Là cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng quan trọng nào đó nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
C. Các cơ quan thực hiện những chức năng rất giống nhau nhưng đến nay không còn thực hiện nữa.
D. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau nhưng nay bị tiêu giảm.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 3 : Tay bám của cây mướp, cánh hoa của cây chuối cảnh, gai của cây xương rồng là:
A. Các cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan khác chức năng.
C. Cơ quan bị thoái hóa.
D. Các cơ quan tương tự.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 4 : Ý nghĩa của cơ quan thoái hóa trong tiến hóa là:
A. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.
B. Phản ánh sự tiến hóa phân li.
C. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
D. Phản ánh chức phận quy định cấu tạo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 5 : Khi cơ quan thoái hóa không còn chức năng gì nhưng vẫn không bị biến mất trong quá trình tiến hóa vì:
Phản ánh nguồn gốc chung của chúng, phản ánh sự tiến hóa phân li của sinh vật.
B. Cơ quan thoái hóa vẫn có chức năng trong giai đoạn phôi.
C. Cơ quan thoái hóa sẽ mất dần qua các thế hệ sinh vật.
D. Cơ quan thoái hóa vẫn phát triển trong giai đoạn phôi
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 6 : Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ:
Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới động vật.
B. Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Có chung một nguồn gốc.
D. Có quan hệ họ hàng thân thuộc.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 7: Đặc điểm nào dưới đây được xem là bằng chứng về giải phẫu học chứng minh người và thú có quan hệ nguồn gốc với nhau?
A. Bộ não người lúc 1 tháng còn có 5 phần riêng rẽ.
B. Phôi người lúc 2 tháng có đuôi khá dài.
C. Tháng thứ 6 hầu hết bề mặt phôi có lông mịn bao phủ.
D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)